Đựng mật vào bình sắt
Mật ong có tính axít yếu, nên khi tiếp xúc với bình đựng bằng kim loại sẽ xảy ra phản ứng hóa học, tách sắt, nhôm, kẽm ra. Khi đó, ăn mật ong dễ bị đau bụng. Tốt nhất nên đựng mật ong vào bình thủy tinh hoặc gốm sứ.
Hẹ
Không nên ăn mật ong với hẹ, bởi mật ong có tác dụng nhuận tràng, nếu ăn cùng hẹ giàu chất xơ rất dễ gây tiêu chảy. Hẹ giàu vitamin C, nhưng nếu gặp các khoáng chất đồng, sắt... trong mật ong thì dễ gây ra phản ứng oxy hóa, hoàn toàn mất đi tác dụng vốn có.
Hành, hành tây
Axit hữu cơ, men có trong mật ong gặp phải hành có chứa axit amin sẽ gây phản ứng sinh hóa bất lợi cho cơ thể, nặng hơn có thể sản sinh chất độc, gây kích thích ruột khiến người dùng bị tiêu chảy.
Không nên kết hợp cá chép với mật ong. Ảnh minh họa.
Mật ong kị với hành tây, nếu ăn kèm sẽ khiến cho axit hữu cơ, enzyme trong mật ong gặp axit amin chứa lưu huỳnh trong hành tây, nảy sinh phản ứng hóa học có hại, hoặc sản sinh chất có độc, dễ khiến kích thích dạ dày, tiêu chảy hoặc ngộ độc.
Tào phớ
Tào phớ ngọt, tính hàn, có thể thanh nhiệt tán huyết. Tuy nhiên, nếu ăn kèm với mật ong có thể gây tiêu chảy, bởi những loại enzim có enzyme trong mật ong và khoáng chất, protein thực vật… trong tào phớ hòa trộn với nhau sẽ phản ứng sinh hóa không có lợi cho sức khỏe.
Đậu phụ
Cả đậu phụ và mật ong đều rất tốt cho sức khỏe, nhưng chúng không thể kết hợp chung. Các khoáng chất, protein thực vật, axit hữu cơ trong đậu phụ nếu kết hợp với enzym trong mật ong sẽ xảy ra phản ứng sinh hóa, không tốt cho sức khỏe.
Cá chép
Kết hợp cá chép với mật ong rất kỵ, nếu ăn kèm có thể ngộ độc ngay. Trong trường hợp này, bạn có thể dùng đậu đen, cam thảo để giải độc.
Thì là
Nếu vô tình kết hợp mật ong với thì là, rất dễ gây tổn thương gan, sưng hoặc đau mắt đỏ.
Cơm
Cơm vốn dĩ rất mát, lành, tuy nhiên nếu kết hợp với mật ong rất dễ khiến bạn bị đau dạ dày
Nguồn: Báo Lao Động