Thứ sáu, 17/01/2025 02:43 GMT+7

Tự ý bỏ việc, người lao động sẽ chịu nhiều thiệt thòi

Thứ sáu, 07/02/2020 18:24 GMT+7

Tự ý bỏ việc (nghỉ việc ngang) là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, nên người lao động phải chịu nhiều thiệt thòi.

Thực tế, hành vi tự ý nghỉ việc của người lao động (NLĐ) thường thể hiện dưới dạng nghỉ việc nhưng không thông báo hoặc có thông báo nhưng không đáp ứng đủ số ngày báo trước tối thiểu. Theo pháp luật hiện hành, việc làm này ảnh hưởng lớn tới quyền lợi, nhất là số tiền đáng lẽ NLĐ được nhận là trợ cấp thôi việc.
 
Điều 48 Bộ Luật Lao động 2012 nêu rõ: Khi chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ), người sử dụng lao động (NSDLĐ) có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Trong đó: Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho NSDLĐ trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc.
 
Tự ý bỏ việc, người lao động sẽ bị mất nhiều quyền lợi
 
Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo HĐLĐ của 6 tháng liền kề trước khi NLĐ thôi việc.
 
Với nhiều năm làm việc, số tiền này không phải ít. Tuy nhiên, theo khoản 1, điều 43 Bộ luật này, khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, NLĐ sẽ không được nhận khoản trợ cấp này.
 
Theo quy định tại điều 49 Luật Việc làm 2013 , NLĐ được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ 4 điều kiện dưới đây: Chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc, trừ trường hợp đơn phương chấm dứt trái pháp luật, đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn; trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng; Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm; Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ, trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù; ra nước ngoài định cư…
 
Với quy định này có thể thấy, NLĐ nghỉ việc ngang là người không đáp ứng được điều kiện theo quy định. Do đó, sẽ không được nhận trợ cấp thất nghiệp
 
Nguồn: Báo Người Lao Động

Lượt xem: 1134

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
   capcha_img
Khách online:318
Lượt truy cập: 14085683