Thứ tư, 08/01/2025 04:21 GMT+7

Người bị tiểu đường có nên ăn khoai tây?

Thứ ba, 18/02/2020 10:38 GMT+7

Khoai tây được chế biến nhiều cách như nướng, nghiền, chiên, luộc hay hấp. Khoai tây là một trong những thực phẩm phổ biến nhất trong chế độ ăn uống của con người, vậy người bị tiểu đường có nên ăn khoai tây?

Người tiểu đường có nên ăn khoai tây?
 
Khoai tây giàu kali và vitamin B, là một nguồn chất xơ tuyệt vời. Tuy nhiên, nhiều người bị tiểu đường được khuyên là nên hạn chế hoặc tránh khoai tây vì khoai tây chứa nhiều carbs.
 
Sự thật là, những người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn khoai tây dưới nhiều hình thức, nhưng điều quan trọng là phải hiểu được sự ảnh hưởng của khoai tây đối với lượng đường trong máu và lựa chọn số lượng phù hợp.
 
Giống như bất kỳ thực phẩm có chứa carb khác, khoai tây làm tăng lượng đường trong máu. Khi ăn khoai tây, cơ thể sẽ phá vỡ các carbs thành các loại đường đơn giản di chuyển vào máu. Đây là nguyên nhân khi ăn khoai tây khiến tăng đột biến lượng đường trong máu. Sau đó, hoocmon insulin được giải phóng vào máu để giúp vận chuyển đường vào các tế bào để chúng có thể được sử dụng làm năng lượng.
 
Ở những người mắc bệnh tiểu đường, quá trình vận chuyển đường vào các tế bào để tạo năng lượng cho cơ thể không hiệu quả. Thay vì đường di chuyển ra khỏi máu, vào các tế bào, thì đường vẫn được lưu thông, giữ một lượng đường trong máu cao hơn trong thời gian dài hơn. Do đó, ăn thực phẩm nhiều carb như khoai tây và ăn với khẩu phần lớn có thể gây bất lợi cho người mắc bệnh tiểu đường.
 
Vì vậy, người tiểu đường có thể ăn khoai tây, nhưng ăn với khẩu phần nhỏ, và số lần ăn khoai tây cách xa nhau. Trong một tuần, người tiểu đường không nên ăn khoai tây liên tiếp.
 
Có bao nhiêu carbs trong khoai tây?
 
Khoai tây là một thực phẩm giàu carb, tuy nhiên, hàm lượng carb có thể thay đổi tùy thuộc vào phương pháp nấu.
 
Dưới đây là số lượng carb của khoai tây được chế biến theo nhiều cách khác nhau và có số lượng carbs thay đổi:
 
Để nguyên khoai tây: 11,8 gram
 
Luộc: 15,7 gram
 
Nướng: 13,1 gram
 
Vi sóng: 18,2 gram
 
Khoai tây nướng lò: 17,8 gram
 
Chiên giòn: 36,5 gram
 
Một củ khoai tây nhỏ trung bình nặng 170 gram, chứa khoảng 30 gram carbs và một củ khoai tây lớn nặng 369 gram khoảng 65 gram. Vì vậy, người tiểu đường cần nắm rõ số lượng carbs nạp vào cơ thể mỗi ngày, để tránh cho bệnh tiểu đường nặng hơn, ảnh hưởng đến sức khoẻ, gây biến chứng phát sinh nhiều bệnh.
 
Người bị tiểu đường gặp rủi ro gì khi ăn nhiều khoai tây
 
Nếu không kiểm soát khẩu phần khoai tây ăn, sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và có thể có tác động tiêu cực đến những người mắc bệnh tiểu đường. Nếu trong một tuần ăn nhiều khoai tây luộc, nghiền hoặc nướng, sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 tăng 4% và đối với khoai tây chiên, nguy cơ tăng lên 19%.
 
Ngoài ra, khoai tây chiên chứa một lượng lớn chất béo không lành mạnh có thể làm tăng huyết áp, giảm cholesterol HDL (tốt) và dẫn đến tăng cân và béo phì - tất cả đều liên quan đến bệnh tim. Khoai tây chiên cũng có lượng calo cao hơn, có thể góp phần tăng cân không mong muốn.
 
Nguồn: Báo Lao Động

Lượt xem: 1047

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
   capcha_img
Khách online:3375
Lượt truy cập: 14018531