Thứ hai, 13/01/2025 14:37 GMT+7

Thêm trường hợp được tuyển dụng vào công chức

Thứ sáu, 14/08/2020 15:09 GMT+7

Luật sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức năm 2019 (chính thức có hiệu lực từ ngày 1-7) bổ sung thêm hình thức xét tuyển công chức đối với một số trường hợp.

Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2019 chính thức có hiệu lực từ ngày 1-7, sẽ có nhiều thay đổi lớn liên quan đến tiền lương, việc làm của công chức trên cả nước.
 
4 trường hợp công chức không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật
 
Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó cán bộ, công chức có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Trong đó, theo quy định hiện hành, thời hiệu áp dụng với công chức là 24 tháng.
 
Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cho thấy, thời gian 24 tháng là quá ít khi hành vi vi phạm để bị kỷ luật của công chức nhiều khi rất khó phát hiện, xử lý và đang cào bằng giữa các hình thức xử lý vi phạm. Do đó, để phù hợp với thực tế, Luật sửa đổi đã kéo dài thời hiệu cụ thể:
 
- 2 năm nếu bị kỷ luật khiển trách.
 
- 5 năm với các hành vi không thuộc trường hợp bị khiển trách.
 
Đặc biệt, Luật sửa đổi còn bổ sung 04 hành vi không áp dụng thời hiệu xử lý như:
 
- Cán bộ, công chức là Đảng viên vi phạm đến mức bị kỷ luật khai trừ.
 
- Vi phạm về công tác bảo vệ chính trị nội bộ.
 
- Xâm hại lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
 
- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.
 
Có thể thấy, những hành vi này vô cùng nghiêm trọng do đó việc không áp dụng thời hiệu xử lý là quy định hoàn toàn phù hợp.
 
Đồng thời, dự án Luật này cũng kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật với cán bộ, công chức:
 
- Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày (hiện nay là 2 tháng).
Nếu vụ việc có tình tiết phức tạp cần phải thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày (hiện nay đang là 4 tháng)…
 
- Tiếp nhận để bổ nhiệm làm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý với người đang là Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng trong doanh nghiệp Nhà nước…
 
- Người đã từng là cán bộ, công chức sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác.
 
Có thể thấy, trước đây, các hình thức thi tuyển, xét tuyển hay tuyển dụng đặc biệt nêu trên chỉ được quy định tại các Thông tư 03/2019/TT-BNV, Nghị định số 161/2018/NĐ-CP... mà chưa được luật hóa. Hiện nay, việc sửa đổi, bổ sung này đã mở rộng "cánh cổng" bước chân vào công chức đối với nhiều người.
 
Bổ sung thêm trường hợp được tuyển dụng vào công chức
 
Điều 37 Luật Cán bộ, công chức hiện nay quy định việc tuyển dụng công chức được thực hiện qua hình thức thi tuyển. Trong đó, chỉ nêu 1 trường hợp duy nhất được xét tuyển là người có phẩm chất, trình độ và năng lực, cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo...
 
Trong khi đó, khi Luật sửa đổi, bổ sung có hiệu lực thì ngoài thi tuyển, Luật còn bổ sung thêm hình thức xét tuyển với các trường hợp:
 
- Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng.
 
- Người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của Luật Giáo dục, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương cử đi học.
 
Không chỉ vậy, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức còn có thể tiếp nhận các trường hợp:
 
- Viên chức công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập.
 
- Cán bộ, công chức cấp xã.
 
- Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân; người làm công tác cơ yếu nhưng không phải là công chức.
 
Nguồn: Báo Người Lao Động

Lượt xem: 1561

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
   capcha_img
Khách online:24509
Lượt truy cập: 14073165