Các hoạt động cụ thể mà tổ chức CĐ phải tập trung vào như: Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể để tiến tới đại diện cho NLĐ ký TƯLĐTT; tham gia xây dựng thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế khen thưởng, tham gia xử lý kỷ luật, phân phối phúc lợi xã hội; tham gia xây dựng kế hoạch của doanh nghiệp về ATVSLĐ; tổ chức và lãnh đạo đình công. Để làm tốt điều đó, cán bộ CĐ, nhất là CĐCS phải được trang bị các kiến thức, phương pháp và kỹ năng hoạt động CĐ.
Những năm gần đây, công tác tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ CĐ các cấp được LĐLĐ tỉnh Hà Nam quan tâm chỉ đạo, huy động các nguồn lực để tổ chức thực hiện thông qua nhiều hình thức. Hằng năm, LĐLĐ cấp tỉnh, cấp huyện, CĐ ngành đã xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ CĐ. LĐLĐ tỉnh đã chỉ đạo đổi mới về phương pháp, hình thức tập huấn, bồi dưỡng theo hướng phân cấp đối tượng tập huấn, nội dung đi sâu vào các chuyên đề. “Ví dụ, cấp tỉnh tập trung vào đối tượng Chủ tịch, Chủ nhiệm UBKT, Trưởng ban Nữ công ở CĐ cấp trên cơ sở và một số CĐ cơ sở có đông công nhân lao động; cấp huyện, ngành tổ chức đến đối tượng là ủy viên BCH CĐCS; cấp cơ sở tổ chức tập huấn ủy viên BCH CĐCS bộ phận, tổ trưởng, tổ phó CĐ” - ông Trần Quốc Việt cho biết.
Nhờ cách tập huấn phân cấp đối tượng trên, chất lượng tập huấn đã được tăng lên, giúp cho cán bộ CĐ thuận lợi hơn trong nắm bắt những kỹ năng, kiến thức cần thiết trong hoạt động CĐ. Từ đó, chất lượng cán bộ CĐ của CĐ Hà Nam đã không ngừng được nâng cao, góp phần to lớn để các cấp CĐ Hà Nam tập trung hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của NLĐ trong tỉnh.
Theo Người Lao động.