Nội dung vụ việc:
Công ty Gang thép Thái Nguyên là chủ sở hữu Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 34249 (cấp ngày 20/6/2000) bảo hộ nhãn hiệu “TISCO” cho các sản phẩm thuộc nhóm 6 (thép cán).
Ngày 05/01/2005, Phòng cảnh sát Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an Hà Nội (PC15) đã tiến hành điều tra cơ sở Khoa Hương tại tỉnh Bắc Ninh đã phát hiện Cơ sở này đã sản xuất, kinh doanh một khối lượng thép có gắn dấu hiệu “TISCO” trùng với nhãn hiệu đang được bảo hộ của Công ty Gang thép Thái Nguyên.
Ngày 28/10/2005, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ nhận được Công văn số 673/PC15(Đ7) của, đề nghị thanh tra và xử lý Cơ sở sản xuất thép Khoa Hương vì có hành vi gắn dấu hiệu trên cây thép thành phẩm tương tự, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “TISCO” đang bảo hộ tại Việt Nam cho Công ty Gang thép Thái Nguyên.
Ngày 26/12/2005, Chánh Thanh tra Bộ KH&CN đã ra Quyết định số 95/QĐ-TTra về việc giao nhiệm vụ cho thanh tra viên làm việc với ông Trần Văn Khoa, chủ cơ sở sản xuất thép Khoa Hương để xác minh, xử lý và kiến nghị xử lý theo thẩm quyền về việc liên quan đến việc sử dụng dấu hiệu trên cây thép thành phẩm xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “TISCO” đang được bảo hộ tại Việt Nam. Tại thời điểm thanh tra, tại kho của Cơ sở Khoa Hương có 87 tấn thép gắn dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “TISCO” đang được PC15, Công an Hà Nội tạm giữ.
Vấn đề:
Xác định các dấu hiệu gắn trên cây thép do Cơ sở sản xuất theo Khoa Hương sản xuất có xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu “TISCO” theo GCNĐKNHHH số 34249 hay không?
Kết luận và quyết định xử lý:
Xem xét các dấu hiệu gắn trên sản phẩm cây thép, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ thấy rằng:
Mẫu sản phẩm cây thép của Cơ sở sản xuất thép Khoa Hương mang dấu hiệu có thể diễn giải là “09S11” nếu nhìn từ một phía, nhưng nếu đọc ở phía ngược lại (thanh thép có thể đọc từ hai phía) thì thanh thép có gắn 5 dấu hiệu có thể được diễn giải là “TTSGO” hoặc “TTS60”. Tuy nhiên cách thể hiện các dấu hiệu trên trên thực tế cây thép (chủ yếu về cách trình bày, các ký tự sắp xếp) dễ làm cho người tiêu dùng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “TISCO” đang được bảo hộ. Do vậy, việc Cơ sở sản xuất thép Khoa Hương sản xuất thép vằn có gắn các dấu hiệu nêu trên mà không được sự đồng ý của Công ty Gang thép Thái Nguyên là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, vi phạm điểm 1 khoản 1 Điều 9 của Nghị định số 12/NĐ-CP ngày 06/3/1999 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp.
Ngày 26/01/2006, Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ra Quyết định số 01/QĐ-TTra xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở sản xuất thép Khoa Hương với hình thức xử phạt chính là phạt tiền, mức phạt 15.000.000 đồng, buộc loại bỏ dấu hiệu vi phạm gắn trên 87 tấn thép vằn.
Phân tích, bình luận: