Thứ ba, 11/04/2017 15:05 GMT+7

Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo chip thụ động cao tần ứng dụng trong các bộ điều khiển từ xa không dây

Vai trò của bộ lọc và bộ cộng hưởng trong các mạch điện tử là vô cùng quan trọng. Bất cứ mạch điện tử nào có yêu cầu xử lý tín hiệu đều cần sử dụng bộ lọc. Tùy vào ứng dụng mà sử dụng loại bộ lọc tương ứng, nhưng chức năng lọc tín hiệu để thu được dải tín hiệu mong muốn là không thay đổi. Đối với bộ cộng hưởng thì chủ yếu dùng trong các mạch với ứng dụng thu phát tín hiệu. Hiện nay, với tốc độ phát triển của các sản phẩm điện tử và ứng dụng điện tử trong các lĩnh vực: đời sống xã hội, khoa học, quân sự… ngày càng mạnh mẽ thì việc sử dụng bộ lọc và bộ cộng hưởng cũng tăng tương ứng.

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng và yêu cầu ngày càng cao cả về chất lượng như độ tin cậy, độ nhạy, hệ số chất lượng cũng như mặt kích thước như nhỏ gọn, độ bền cao, hoạt động tốt trong môi trường thay đổi… thì việc nghiên cứu và chế tạo bộ lọc và bộ cộng hưởng theo nguyên lý sóng âm bề mặt là vô cùng cấp thiết bởi những ưu điểm vượt trội của nó so với bộ lọc, bộ cộng hưởng tương tự thụ động hiện nay.

 

Vì vậy, năm 2015, TS. Nguyễn Thế Truyện cùng các cộng sự tại Viện Nghiên cứu Điện tử, Tin học, Tự động hóa đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo chip thụ động cao tần ứng dụng trong các bộ điều khiển từ xa không dây” nhằm làm chủ thiết kế và chế tạo thử nghiệm Chip thụ động cao tần theo nguyên lý sóng âm bề mặt để chế tạo bộ lọc, bộ cộng hưởng ứng dụng trong truyền thông cao tần và điện tử viễn thông. Đề tài là cơ sở cho việc phát triển nhiều ứng dụng điều khiển từ xa dùng nguyên lý sóng âm bề mặt.

Một số kết quả nổi bật của đề tài:

- Nghiên cứu tổng quan về thiết bị SAW và ứng dụng trong các bộ điều khiển từ xa

- Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thiết bị SAW với cơ chế hoạt động sóng âm bề mặt

- Nghiên cứu chế tạo các bộ điều khiển từ xa không dây có sử dụng các chip SAW

- Chế tạo thành công số lượng bộ lọc SAW và bộ cộng hưởng SAW với các đáp ứng kỹ thuật về cơ bản theo đúng yêu cầu đăng ký sản phẩm.

- Tích hợp thành chip sản phẩm

- Chế tạo thành công mạch thử nghiệm ứng dụng: bộ điều khiển và ổ cắm.

Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, nhóm nghiên cứu đề xuất với Bộ Công thương tiếp tục tạo điều kiện để có thể tiếp tục phát triển và chế tạo sản phẩm với chất lượng tốt hơn để từ đó triển khai chế tạo sản xuất thử nghiệm ứng dụng thực tiễn nhiều hơn.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 12162/2016) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

Nguồn: Cục Thông tin KH&CN quốc gia

Lượt xem: 3117

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)