Thứ ba, 23/10/2018 11:16 GMT+7

Thông tin về kết quả thực hiện nhiệm vụ: Hỗ trợ thương mại hóa công nghệ sản xuất và sản phẩm sữa gạo Ecorice quy mô công nghiệp

1. Tên nhiệm vụ: HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI HÓA CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VÀ SẢN PHẨM SỮA GẠO ECORICE QUY MÔ CÔNG NGHIỆP

a. Mã số: TTKHCN.DA.11.2016

b. Thuộc: Chương trình (tên, mã số chương trình): “Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2020” bắt đầu thực hiện từ năm 2016

2. Mục tiêu nhiệm vụ: Thương mại hóa thành công công nghệ sản xuất và sản phẩm sữa gạo Ecorice quy mô công nghiệp phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Cụ thể:

a. Xây dựng phương án thương mại hóa quy trình công nghệ sản xuất sữa gạo.

b. Đào tạo, bồi dưỡng và chuyển giao quy trình công nghệ sản xuất sữa gạo cho các cơ sở sản xuất sữa gạo.

c. Xây dựng kịch bản, sản phẩm truyền thông theo chuyên đề về thương mại hóa công nghệ, sản phẩm công nghệ.

3. Chủ nhiệm nhiệm vụ: Kỹ sư . Nguyễn Hoàng Dương

4. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Công ty Cổ Phần Ecorice Việt Nam

5. Tổng kinh phí thực hiện: 4.300 triệu đồng.

a. Trong đó, kinh phí từ ngân sách SNKH: 1.800 triệu đồng.

b. Kinh phí từ nguồn khác:      2.500 triệu đồng.

6. Thời gian thực hiện theo Hợp đồng:

a. Bắt đầu: Tháng 12 năm 2016

b. Kết thúc: Tháng 11 năm 2017

c. Thời gian thực hiện theo văn bản điều chỉnh của cơ quan có thẩm quyền (nếu có): đến tháng 05 năm 2018.

7. Danh sách thành viên chính thực hiện nhiệm vụ nêu trên gồm:

 

STT

 

Họ và tên

Chức danh khoa học, học vị

Cơ quan công tác

1

Nguyễn Hoàng Dương

Kỹ Sư

Công ty Cổ Phần Ecorice Việt Nam

2

Vũ Thu Trang

Thạc sỹ

Công ty Cổ Phần Ecorice Việt Nam

3

Nguyễn Thị Tuyết Mai

Cử nhân

Công ty Cổ Phần Ecorice Việt Nam

4

Lưu Thị Dung

Thạc sỹ

Công ty Cổ Phần Dân Trí

McDonald Việt Nam

Qũy đầu tư IDG Ventures Việt Nam

5

Hà Huy Kế

Phó giáo sư- Tiến sỹ

Viện nghiên cứu phát triển Y Dược Cổ Truyền Việt Nam

6

Bùi Anh Phương

Kỹ sư

Công ty Cổ Phần Dược Sơn

7

Trần Thị Thanh Dung

Thạc sỹ

Công ty Cổ Phần Dược Sơn

8

Lê Đoàn Thanh Lâm

Tiến sỹ

Công ty Cổ Phần Trần Việt Nam

9

Võ Nhân Hậu

Thạc sỹ

Công ty Cổ Phần Ecorice Việt Nam

10

Nguyễn Đức Minh

Thạc sỹ

Công ty phát triển Công Nghệ hệ thống

II. Thời gian, địa điểm dự kiến tổ chức đánh giá, nghiệm thu:

      Tháng 11/2018 tại Bộ KH& CN số 39 Trần Hưng Đạo ,  Q. Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.

III. Nội dung tự đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ:

1. Danh mục sản phẩm đã hoàn thành:

 

TT

Tên sản phẩm

Tự đánh giá

Ghi chú

1

Báo cáo đánh giá thực trạng tình hình sản xuất, kinh doanh sản phẩm và phương án thương mại hóa công nghệ sản phẩm sữa gạo tại Việt Nam.

 Đạt

 

2

Báo cáo hoàn thiện chuẩn hóa quy trình công nghệ sản xuất sữa gạo Ecorice với quy mô công nghiệp (tối thiểu 2.300 lít/mẻ ).

 Đạt

 

3

Báo cáo phương án thương mại hóa công nghệ sản xuất sữa gạo Ecorice được chuẩn hóa với quy mô tối thiểu 2.300 lít/mẻ.

 Đạt

 

4

Báo cáo đánh giá khả năng bảo hộ độc quyền thương hiệu Ecorice và dòng sản phẩm sữa dành cho trẻ em.

 Đạt

 

5

Tổ chức các lớp  tập huấn, đào tạo để ứng dụng quy trình công nghệ sản xuất sữa gạo Ecorice với quy mô công nghiệp ( tối thiểu đạt 2 hợp đồng thương mại.

 Đạt

 

6

Hội thảo quảng bá giới thiệu quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm sữa gạo:                                 

+ 2 hội thảo “dinh dưỡng từ thức uống ngũ cốc và công dụng của sữa gạo đối với sức khỏe người tiêu dùng”.                     

+ 2 hội thảo “giới thiệu quy trình công nghệ chế biến các sản phẩm đồ uống từ gạo và ngũ cốc”.

 Đạt

 

7

Xây dựng kịch bản, sản phẩm truyền thông theo chuyên đề về thương mại hóa.

 Đạt

 

 

2. Về những đóng góp mới của nhiệm vụ: 

Nhiệm vụ được thực hiện đã tạo tiền đề cho việc phát triển chuỗi giá trị gia tăng lúa gạo. Công nghệ sản xuất và thương mại hóa sản phẩm sữa gạo mang đến cho người tiêu dùng thức uống dinh dưỡng giá thành hợp lý mà chất lượng tương đương với sản phẩm ngoại nhập.

3. Về hiệu quả của nhiệm vụ:

3.1. Hiệu quả kinh tế:

Quy trình công nghệ sản xuất sữa gạo được thương mại hóa thành công, góp phần thúc đẩy sản xuất cho ngành công nghiệp chế biến gạo thành đồ uống dinh dưỡng, tạo ra lợi ích kinh tế nhất định cho ngành sản xuất và chế biến đồ uống dinh dưỡng của Việt Nam.  

3.2. Hiệu quả xã hội:

Việc thương mại hóa sản phẩm sữa gạo thành công ở quy mô công nghiệp và trên phạm vi cả nước sẽ tạo thêm việc làm cho thị trường lao động, nâng cao giá trị, vị thế của hạt gạo Việt Nam.

Nguồn: Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN

Lượt xem: 2266

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)