1. Thông tin chung về đề tài:
Tên đề tài: Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí và quy trình giám sát, đánh giá hiệu quả quản lý các khu dự trữ sinh quyển của Việt Nam
Mã số: ĐTĐLXH.20/15
Kinh phí: 4.350 triệu đồng
Thời gian thực hiện: Từ tháng 11 năm 2015 đến tháng 10 năm 2018
Tổ chức chủ trì: Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chủ nhiệm: TS. Võ Thanh Sơn
Các thành viên tham gia thực hiện chính:
STT
|
Họ và tên
|
Chức danh
khoa học,
học vị
|
Cơ quan công tác
|
1
|
Võ Thanh Sơn
|
TS.
|
Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội
|
2
|
Trần Thu Phương
|
ThS.
|
Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội
|
3
|
Nguyễn Danh Sơn
|
PGS.TS.
|
Học viện Khoa học Xã hội
|
4
|
Võ Thanh Giang
|
ThS.
|
Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội
|
5
|
Hoàng Văn Thắng
|
TS.
|
Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội
|
6
|
Vương Xuân Tình
|
PGS.TS.
|
Viện Dân tộc học
|
7
|
Trần Yêm
|
PGS.TS.
|
Viện Môi trường và Phát triển Bền vững
|
8
|
Đào Châu Thu
|
PGS.TS.
|
Hội Khoa học Đất
|
9
|
Phạm Trung Lương
|
PGS.TS.
|
Viện Môi trường và Phát triển Bền vững
|
19
|
Phạm Văn Thương
|
ThS.
|
Vườn quốc gia Cát Bà
|
11
|
Vũ Thục Hiền
|
ThS.
|
Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục Môi trường, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
|
12
|
Đặng Thị Tú Loan
|
CN.
|
Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội
|
13
|
Hồ Thanh Hải
|
PGS.TS.
|
Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật
|
14
|
Đào Minh Trường
|
TS.
|
Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội
|
15
|
Lê Thị Vân Huệ
|
TS.
|
Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội
|
16
|
Hàn Tuyết Mai
|
ThS.
|
Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội
|
17
|
Nguyễn Hoàng Trí
|
GS.TS.
|
Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục Môi trường, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
|
18
|
Lê Trọng Toán
|
ThS.
|
Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội
|
19
|
Đặng Anh Tuấn
|
ThS.
|
Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội
|
20
|
Bùi Thị Hà Ly
|
ThS.
|
Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội
|
21
|
Phạm Việt Hùng
|
ThS.
|
Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội
|
22
|
Lê Thanh Tuyên
|
ThS.
|
Khu Dự trữ Sinh quyển Quần đảo Cát Bà
|
2. Thời gian, địa điểm dự kiến tổ chức đánh giá, nghiệm thu
Thời gian: Tháng 1/2019
Địa điểm: Bộ Khoa học và Công nghệ
3. Nội dung báo cáo tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
3.1. Về sản phẩm khoa học:
Đề tài đã hoàn thành các sản phẩm khoa học như trong thuyết minh đã được phê duyệt. Các sản phẩm đều được đánh giá là “Đạt”. Các sản phẩm bao gồm:
Sản phẩm dạng I:
- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu và Báo cáo tóm tắt
- Bộ tiêu chí giám sát, đánh giá hiệu quả quản lý các khu dự trữ sinh quyển của Việt Nam
- Quy trình giám sát, đánh giá hiệu quả quản lý các khu dự trữ sinh quyển của Việt Nam
- Báo cáo đánh giá thử nghiệm Bộ tiêu chí và Quy trình giám sát, đánh giá hiệu quả quản lý tại Khu Dự trữ Sinh quyển Quần đảo Cát Bà
Sản phẩm dạng II:
- Bài báo khoa học đăng trên các tạp chí:
1. Võ Thanh Sơn, Trần Thu Phương (2018), “Tiêu chí giám sát và đánh giá hiệu quả quản lý cho khu dự trữ sinh quyển: Thực tiễn thế giới và khả năng áp dụng tại Việt Nam”, Tạp chí Môi trường, Chuyên đề số II, tháng 6/2018; ISN: 1859-042X, trang 12-16.
2. Vương Xuân Tình (2018), “Cách tiếp cận văn hóa với quản lý khu dự trữ sinh quyển”, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, Số 11-2018, ISSN: 1013-4328, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, trang 79-88.
- Các báo cáo tham gia hội thảo trong nước và quốc tế:
1. Võ Thanh Sơn và nnk (2017), “Tiêu chí giám sát và đánh giá hiệu qủa quản lý các khu dự trữ sinh quyển của Việt Nam: Cơ sở khoa học và kết quả bước đầu”, Hội thảo Khoa học Quốc gia “Đa dạng sinh học và Biến đổi khí hậu” , ngày 6/12/2017 tại Hà Nội do Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức.
2. Võ Thanh Sơn (2018), “Developing of criteria for evaluating the effectiveness management of biosphere reserves in Vietnam”, Country Report in The 11th Southeast Asian Biosphere Network (SeaBNet) Meeting “Biosphere Reserves: Exploring Local Solutions for Global Sustainability”, 21-25 May 2018, Chiang Mai, Thailand.
Đề tài cũng đã hỗ trợ 2 học viên cao học làm luận văn thạc sĩ, trong đó có 01 học viên đã bảo vệ thành công luận án và 01 thạc sĩ đang trong quá trình hoàn thiện luận văn tốt nghiệp.
3.2. Về những đóng góp mới của đề tài
Đề tài đã xây dựng được Bộ tiêu chí và Quy trình giám sát, đánh giá hiệu quả quản lý các khu dự trữ sinh quyển có giá trị khoa học cao và phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam. Đây là bộ tiêu chí đầu tiên về giám sát và đánh giá hiệu quả quản lý các khu dự trữ sinh quyển không chỉ của Việt Nam và cả trên thế giới.
Bộ tiêu chí đã kết hợp một cách phù hợp và hiệu quả giữa lý thuyết và thực tiễn. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đóng góp vào việc việc phát triển lý thuyết và lý luận về khu dự trữ sinh quyển, đồng thời bộ tiêu chí còn có tính khả thi cao với đặc thù khu dự trữ sinh quyển của Việt Nam.
Bộ tiêu chí và quy trình là cơ sở để nâng cao hiệu quả công tác giám sát, đánh giá nhằm hướng tới quản lý bền vững các khu dự trữ sinh quyển của Việt Nam.
3.3. Về hiệu quả của đề tài:
- Đối với xã hội:
Bộ tiêu chí được xem là công cụ để Ban quản lý các khu dự trữ sinh quyển và các bên liên quan cùng làm việc, các bên liên quan tự đánh giá, tự xác định vai trò của mình trong công tác quản lý khu dự trữ sinh quyển.
Bộ tiêu chí cũng là công cụ cập nhật thông tin, hệ thống chính sách của các khu dự trữ sinh quyển của Việt Nam.
- Đối với việc nâng cao năng lực nghiên cứu của tổ chức, cá nhân thông qua tham gia thực hiện đề tài, đào tạo trên đại học:
Trong thời gian hỗ trợ 02 học viên cao học làm luận văn thạc sĩ, đề tài đã cung cấp cho học viên kiến thức về cách tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực và kỹ năng nghiên cứu thực địa tại các khu dự trữ sinh quyển.
3.4. Tự đánh giá, xếp loại kết quả thực hiện đề tài
Đề tài được Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở đánh giá “Đạt”.
Tệp đính kèm: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ