Thứ sáu, 28/02/2014 11:06 GMT+7

Đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ tham gia Hội nghị Công nghiệp hạt nhân Châu Phi 2014

Trong hai ngày 25 - 26/2/2014, Đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) do Thứ trưởng Lê Đình Tiến làm Trưởng Đoàn đã tham gia Hội nghị Công nghiệp hạt nhân Châu Phi 2014 tại Cape Town, Nam Phi. Thành viên Đoàn công tác gồm có TS. Hoàng...


Một phiên họp tại Hội nghị Công nghiệp hạt nhân Châu Phi 2014

Tham dự Hội nghị này có các chuyên gia của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), Ủy ban Pháp quy hạt nhân Hoa Kỳ (NRC), Hiệp hội các nhà vận hành thế giới (WANO), Viện Đào tạo và giáo dục về an toàn hạt nhân Châu Âu (ENSTTI); Chủ tịch Ủy Ban Năng lượng của Quốc hội Nam Phi, các cán bộ quản lý của Bộ Năng lượng Nam Phi, Cơ quan pháp quy hạt nhân Nam Phi, Cơ quan pháp quy hạt nhân Nigeria và đại diện của các doanh nghiệp quốc tế hoạt động trong ngành công nghiệp hạt nhân (như Areva, L-3 MAPPS, GEA EGI Contracting & Engineering, Iberdrola Engineering & Construction). Hội nghị gồm 6 phiên làm việc về các nội dung như lộ trình, cơ hội và thách thức đối với các chương trình điện hạt nhân mới tại Châu Phi; Khuôn khổ pháp lý và pháp quy, cơ sở hạ tầng an toàn; Lựa chọn và chuyển giao công nghệ, và nội địa hóa.


TS. Hoàng Anh Tuấn, Cục trưởng Cục NLNT, trình bày báo cáo tại Hội nghị

Thay mặt Đoàn công tác Việt Nam, TS. Hoàng Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Năng lượng nguyên tử đã có bài trình bày về Chương trình phát triển điện hạt nhân của Việt Nam tại Hội nghị.

Theo chương trình làm việc của Đoàn, từ ngày 27/2 đến 4/3/2014, Đoàn công tác của Bộ KH&CN sẽ làm việc với các cơ quan, tổ chức hạt nhân của Nam Phi như Bộ Năng lượng, Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia, Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Nam phi, ... về kinh nghiệm phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân và kinh nghiệm khai thác sử dụng lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân của Nam Phi.

Nam Phi là quốc gia có kinh nghiệm phát triển điện hạt nhân từ những năm 80 và cũng là nước đầu tiên trên thế giới tuy đã có điện hạt nhân nhưng vẫn phối hợp với IAEA tổ chức Đoàn công tác đánh giá tích hợp cơ sở hạ tầng (INIR) phục vụ việc mở rộng chương trình điện hạt nhân của mình. Ngoài ra, Nam Phi có các cơ sở nghiên cứu khoa học hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân và phát triển công nghiệp hạt nhân liên quan như lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân công suất 20 MW sản xuất Mo-99 (chiếm 25% thị phần thế giới).

Lượt xem: 937

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)