Thứ tư, 17/08/2016 15:16 GMT+7

Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất thuốc chữa bệnh viêm khớp dạng thấp và một số thực phẩm chức năng từ nguyên liệu sinh vật biển

Năm 2015, nhóm nghiên cứu do GS.TS. Phạm Quốc Long, Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đứng đầu đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng thành công quy trình công nghệ sản xuất thuốc chữa bệnh viêm khớp...


Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập số liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn cá tạp và phế liệu thủy sản trong nước. Các thông số bao gồm trữ lượng, sản lượng, thực trạng sử dụng của từng loại, từng vùng miền khác nhau.... Từ đó, tiến hành nghiên cứu sàng lọc hàm lượng lipid tổng, các acid béo không no, các acid béo omega3 của 100 mẫu cá tạp và phế liệu thủy sản có sản lượng khai thác lớn, giá thành rẻ. Qua quá trình sàng lọc, nhóm nghiên cứu nhận thấy cá nục là nguồn nguyên liệu tiềm năng nhất để sản xuất EPA&DHA.

Quy trình công nghệ phân lập và tinh chế EPA&DHA theo ba bước:
Bước 1: Phân lập lipid tổng bằng phương pháp Bligh&Dyer. Hiệu quả thu hồi lipid tổng trên nguyên liệu cá nục là 2,35%.
Bước 2: Làm giầu EPA&DHA bằng cách sử dụng phương pháp kết tinh với ure trong dung môi C2H5OH. Các thông số tối ưu có tỷ kệ ure/lipid là 3,64, nhiệt độ -3 độ C, thời gian là 14, 5 giờ. Hiệu suất đạt được là 97,8%.
Bước 3: Tinh chế EPA&DHA bằng phương pháp iotlacton. Các thông số tối ưu cho quá trình này là lượng chất đầu là 6,3g; lượng iốt cần sử dụng là 39,3x103g quá trình được thực hiện ở nhiệt độ 4,7 độ C.

Dạng bào chế cho sản phẩm dầu Omegaka cho thấy dạng sản phẩm bào chế ở dạng gel cho hiệu quả tốt nhất. Nhóm nghiên cứu đã bào chế được 50kg chế phẩm dạng gel đạt tiêu chuẩn GMP.

EPA&DHA ở hai dạng sản phẩm được hấp thụ tốt trên màng bán thấm và màng da nhân tạo. Sau 6 giờ, lượng EPA&DHA quan một diện tích màng da nhân tạo đạt lần lượt là 1,46 và 2,67 µgcm-2

Thử nghiệm lâm sàng trên 120 bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp cho thấy sản phẩm có hiệu quả điều trị tốt, không có tác dụng phụ.

Qua đó, nhóm nghiên cứu đã hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm glucosaminsunfat từ phế liệu thủy sản với quy mô 2kg/mẻ. Quy trình đạt độ ổn định cao, sản phẩm đạt tiêu chuẩn dược điển Mỹ USP 26. Từ quy trình này đã tiến hành sản xuất 25kg glucosaminsunfat dùng làm nguyên liệu bào chế thực phẩm chức năng AROSTIN. Thêm vào đó, nhóm nghiên cứu cũng đã tiến hành nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất bột đảm thủy phân cao cấp từ cá tạp và phế liệu thủy sản trên cơ sở enzym bromelain với độ ổn định cao, sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bào chế được glucosaminsunfat và bột đạm thủy phân thành viên uống thực phẩm chức năng Arostin hỗ trợ điều trị và phục hồi cơ, xương, khớp.

Các kết quả nghiên cứu này đã được đăng trên tạp chí Khoa học và Công nghệ, Tạp chí Y học thực hành, Hội nghị quốc tế biển Đông.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 10888) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.


Lượt xem: 2040

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)