Thứ sáu, 14/10/2016 17:42 GMT+7

Hoàn thiện công nghệ sản xuất, ứng dụng chế phẩm sinh học phòng trừ tuyến trùng và nấm bệnh hại rễ hồ tiêu, cà phê

Cà phê và hồ tiêu là hai loại cây công nghiệp xuất khẩu chủ lực của nước ta. Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn đứng vị trí hàng đầu thế giới về xuất khẩu hai mặt hàng nông sản này.


Tuy nhiên, cùng với sự phát triển về diện tích, sản lượng cà phê và hồ tiêu thì dịch hại cũng ngày càng trở nên rất nghiêm trọng. Nguyên nhân chính gây nên dịch hại chủ yếu là do tập đoàn tuyến trùng gây hại rễ như: Medoilogyne, Pratylenchus, Rotylenchulus, … và các loại nấm bệnh trong đất như: Phytophthora, Pythium, Rhizoctonia,… dẫn đến sự phát triển không bền vững của sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu, cà phê của nước ta.



Chế phẩm sinh học SH-BV1 là một sản phẩm có nguồn gốc sinh học, có chứa các vi sinh vật chức năng, nấm đối kháng và thảo mộc, được phát triển thành công bởi Viện Bảo vệ thực vật. SH-BV1 được đánh giá là giải pháp hiệu quả, thân thiện với môi trường, có tác dụng phòng trừ tuyến trùng và nấm bệnh hại rễ hồ tiêu và cà phê.

Xuất phát từ thực tế trên, ThS. Nguyễn Thị Chúc Quỳnh cùng các cộng sự đến từ Viện Bảo vệ thực vật đã thực hiện đề tài: Hoàn thiện công nghệ sản xuất, ứng dụng chế phẩm sinh học phòng trừ tuyến trùng và nấm bệnh hại rễ hồ tiêu, cà phê với mục tiêu tổng quát là nhằm hoàn thiện quy trình sản xuất và sản xuất thử chế phẩm sinh học (SH-BV1) để phòng trừ tuyến trùng và nấm bệnh hại rễ hồ tiêu và cà phê tại Tây Nguyên.

Đề tài sau một thời gian thực hiện, đã đạt được một số kết quả chính như sau:
- Đã hoàn thiện, nắm vững và làm chủ công nghệ sản xuất VSV: Công nghệ sản xuất VSV chức năng (Bacillus subtilis, Bacillus ginsengihumi, Azotobacter beijerinckii và Streptomyces owasiensis), sản phẩm trước phối trộn có mật độ tế bào vi sinh vật là 108 CFU/g. Công nghệ sản xuất Nấm Trichoderma hazianum và Metarhizium anisopliae, mật độ bào tử đạt 109 CFU/g.
- Hoàn thiện kỹ thuật chế biến thảo dược, phối trộn thành phần thảo dược. Thảo dược khô, hạt mịn đều, dễ phối trộn với các thành phần khác.
- Hoàn thiện quy trình sản xuất chế phẩm SH-BV1 quy mô 1 tấn/mẻ. Chế phẩm xuất ra đạt chất lượng tốt, có mật độ mỗi loài VSV>106 CFU/g. Thành phần thảo dược trong chế phẩm là trên 70%. Thời gian bảo quản của chế phẩm là 6 tháng. Chế phẩm sinh học SH-BV1 hoàn toàn an toàn, không gây độc cấp tính đối với chuột bạch. Quy trình sản xuất chế phẩm SH-BV1 đã được nghiệm thu cấp cơ sở.
- Đã đào tạo 10 lượt cán bộ và công nhận vận hành về kỹ thuật công nghệ sản xuất chế phẩm SH-BV1.
- Đã sản xuất được tổng số 9.077 kg các vi sinh vật (Bacillus subtilis, Bacillus ginsengihumi, Azotobacter beijerinckii, Streptomyces owasiensis, Trichoderma hazianum, Metarhizium anisopliae) khô, đạt chất lượng tốt về mật độ tế bào VSV đạt từ 3,9 x 108 CFU/g đến 2,1 x 109 CFU/g (giữ được chất lượng tốt sau bảo quản 6 tháng - mật độ tế bào VSV đạt từ 1,6 x 108 CFU/g đến 1 x 109 CFU/g, phục vụ sản xuất 150,08 tấn chế phẩm SH-BV1 (mật độ VSV các loài > 106 CFU/g chế phẩm) để chuyển đi xây dựng mô hình và phát triển sản phẩm tại Hà Nội, Hải Dương, Hòa Bình,…
- Đã xây dựng được 5 ha/3 năm mô hình ứng dụng chế phẩm SH-BV1 trên cà phê tại Nâm N’Jang - Đắk Song - Đắk Nông và 5 ha/3 năm mô hình trên hồ tiêu tại Chư Sê - Gia Lai.
- Hiệu lực phòng trừ tuyến trùng hại đất trồng hồ tiêu đạt 57,38% - 77,16%, trừ nấm Phytophthora spp. trong đất hồ tiêu đạt 53,88% - 68,27%, trừ nấm Fusariumm spp. trong đất hồ tiêu đạt 70,00% - 78,15%. Mật độ nấm đối kháng Trichoderma và nấm có ích Metarhizium của mô hình cao hơn đối chứng từ 3 đến 6,33 lần. Hiệu quả kinh tế mô hình hồ tiêu ứng dụng chế phẩm SH-BV1 cao hơn đối chứng là 98,4 triệu đồng/ ha/ năm 2013 và 155,98 triệu đồng/ha và 181,3 triệu đồng/ ha năm 2015.
- Hiệu lực phòng trừ tuyến trùng hại rễ cà phê đạt 61,77% - 79,32%, trừ tuyến trùng trong đất trồng cà phê đạt 63,22% - 69,14%, trừ nấm Fusariumm spp. trong đất cà phê đạt 69,82% - 82,77%. Mật độ nấm đối kháng Trichoderma và nấm có ích Metarhizium của mô hình cao hơn đối chứng từ 3 đến 5 lần. Hiệu quả kinh tế mô hình cà phê ứng dụng chế phẩm SH-BV1 cao hơn đối chứng là 1,5 triệu đồng/ha/năm 2013 và 2,1 triệu đồng/ha và 181,3 triệu đồng/ha năm 2014.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số: 11244/2015) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

Lượt xem: 2213

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)