Không cấp đủ nước
Uống nước sẽ làm loãng chất nhầy, do đó làm sạch chứng nghẹt mũi của bạn. Bạn cũng nên tận dụng các đồ uống tốt cho sức khỏe như súp, trà thảo dược và nước trái cây (nguyên chất).... nhưng cũng tránh đồ uống có đường, bởi vì chúng sẽ tác động đến sự kháng viêm, khiến bệnh trạng của bạn tồi tệ hơn.
Uống kháng sinh
Đây là cách phổ biến nhất khi mọi người bị mắc chứng cảm lạnh. Thuốc kháng sinh tốt trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn, chứ không có tác dụng với virus của cảm lạnh thông thường. Lạm dụng kháng sinh làm suy yếu hệ thống miễn dịch, dần dà bạn sẽ bị lờn thuốc, càng uống càng không khỏi.
Uống rượu (đồ uống có cồn nói chung)
Uống rượu sẽ làm cơ thể bị mất nước, trong khi bị cảm lạnh bạn cần giữ ẩm hơn cả lúc bình thường. Chưa kể rượu làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn, gây cản trở hiệu quả của thuốc cảm.
Thức đêm
Khi bị ngạt mũi, nhiệt độ cơ thể cao sẽ làm bạn sẽ khó ngủ. Những lúc như vậy, bạn nên chuẩn bị sẵn trà có thành phần giúp ngủ sâu hoặc nhờ bác sĩ kê đơn thuốc có chất an thần.
Thức khuya làm phá hủy các tế bào máu trắng, gây hại đến khả năng miễn dịch cơ thể. Vì vậy, những thường thức khuya thường xuyên sẽ dễ mắc các bệnh như cảm cúm, dị ứng hơn người được ngủ sớm. Còn trong trường hợp bạn là người bệnh, thì bạn sẽ lâu phục hồi hơn.
Hút thuốc
Các hóa chất trong thuốc lá có thể gây kích ứng hệ hô hấp, làm bệnh cảm lạnh nặng hơn. Những người hút thuốc cũng có xu hướng dễ bị cảm lạnh hơn những người không hút thuốc, họ cũng có các triệu chứng khi mắc bệnh cũng tồi tệ hơn.
Lạm dụng thuốc xịt mũi
Thuốc xịt có tác dụng thông mũi bằng cách thu nhỏ các mạch máu bị sưng trong mũi của bạn. Khi được sử dụng chúng đúng cách, tất nhiên loại thuốc này sẽ giúp bạn thấy dễ chịu hơn. Nhưng nếu lạm dụng thì bạn sẽ ốm nặng hơn, khi khỏi ốm rồi thì mũi vẫn bị phụ thuộc vào thuốc.
Nguồn: Báo Lao Động