Kế hoạch xác định việc tham gia cải thiện điều kiện và môi trường làm việc, giảm thiểu TNLĐ, BNN cần phải triển khai sâu rộng ở 4 cấp CĐ. Theo đó, ngoài ưu tiên bố trí cán bộ được đào tạo chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động (AT-VSLĐ) hoặc các chuyên ngành kỹ thuật, có kinh nghiệm, nhất là ở các lĩnh vực, doanh nghiệp có nguy cơ cao xảy ra TLNĐ và BNN để làm công tác AT-VSLĐ, các cấp CĐ cần đẩy mạnh ứng dụng, rộng rãi công nghệ thông tin và mạng xã hội trong công tác thông tin, tuyên truyền; giới thiệu, nhân rộng các mô hình làm tốt công tác AT-VSLĐ. Đặc biệt, các cấp CĐ cần hướng dẫn người lao động tự phát hiện các nguy cơ, sự cố mất AT-VSLĐ tại nơi làm việc, từ đó đưa ra đề xuất, kiến nghị giải pháp bảo đảm AT-VSLĐ.
Bảo đảm an toàn lao động cho người lao động là trách nhiệm của người sử dụng lao động
Ở những nơi xảy ra sự cố, TNLĐ, các cấp CĐ cần phối hợp với cơ quan chức năng, phân công cán bộ kịp thời đến và bám sát hiện trường để nắm bắt diễn biến, hậu quả, nguyên nhân, cấp cứu người bị nạn, điều tra, lập biên bản sự việc
Nguồn: Báo Người Lao Động