Thứ năm, 23/01/2025 05:54 GMT+7

So sánh tiền lương trong khu vực công nghiệp với năng suất lao động xã hội là khập khiễng

Thứ năm, 14/09/2017 11:36 GMT+7

Ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã nói vậy tại Hội thảo Tiền lương và năng suất lao động ở Việt Nam, do Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản tổ chức sáng 13.9 tại Hà Nội.

Theo báo cáo của VEPR, lương tối thiểu tăng ở mức trung bình hàng năm của Việt Nam đạt hai con số trong giai đoạn 2007-2015, vượt xa tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người và chỉ số giá tiêu dùng. Đồng thời, tốc độ tăng lương tối thiểu cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động.

Đại diện nhóm chuyên gia nghiên cứu, TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR cho hay, trong giai đoạn 2004-2015, năng suất lao động của Việt Nam tăng đáng kể với mức tăng trung bình đạt 4,4%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng bình quân của lương (5,8%) vượt tốc độ tăng năng suất lao động.

Mức chênh lệch giữa tăng trưởng năng suất lao động với lương tối thiểu và lương trung bình, nếu kéo dài, sẽ từ từ phá vỡ cân bằng trên nhiều khía cạnh của nền kinh tế, đặc biệt là cản trở tích lũy vốn con người, giảm động lực của nhà đầu tư, lợi nhuận của doanh nghiệp và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Đánh giá về báo cáo nghiên cứu tăng trưởng tiền lương và năng suất lao động ở Việt Nam, ông Mai Đức Chính, Phó chủ tịch Tổng LĐLĐ VN khẳng định: “Nghiên cứu trên còn nhiều vấn đề phải xem xét. Tại đây, nhóm nghiên cứu đưa ra tiền lương tối thiểu tăng nhanh so với năng suất lao động. Vấn đề ở đây năng suất lao động được đề cập đến là năng suất lao động xã hội hay năng suất lao động công nghiệp. Trong khi, tiền lương tối thiểu đang điều chỉnh trong khu vực công nghiệp buộc phải so sánh với năng suất lao động công nghiệp, không thể so sánh tiền lương trong khu vực công nghiệp với năng suất lao động xã hội. Đây là so sánh khập khiễng”.

Bên cạnh đó, ông Mai Đức Chính chỉ ra rằng, hiện nay, các doanh nghiệp đang xây dựng hai hệ thống bảng lương. Trong đó, một bản lương bằng, cao hơn mức lương tối thiểu làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội. Như vậy, các doanh nghiệp đang lợi dụng tiền lương tối thiểu làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội. Từ đó, tiền lương tối thiểu trở nên méo mó.

Mặt khác, điều chỉnh tiền lương tối thiểu phụ thuộc vào các yếu tố tốc độ trượt giá, tốc độ tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động, giá nhân công thị trường, khả năng chi trả của doanh nghiệp… nhưng phải tính yếu tố tăng thêm tiền lương tối thiểu do mức sống tối thiểu của người lao động chưa được đảm bảo.

Nguồn: Báo Lao Động

Lượt xem: 3298

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
   capcha_img
Khách online:9324
Lượt truy cập: 14105631