Thứ ba, 21/01/2025 03:43 GMT+7

Người sử dụng lao động không được ép người lao động làm việc để trả nợ

Thứ sáu, 13/12/2019 11:33 GMT+7

Để bảo vệ người lao động, Bộ Luật Lao động 2019 đã bổ sung thêm hành vi người sử dụng lao động không được làm trong quá trình giao kết cũng như thực hiện hợp đồng lao động.

Theo đó, khi giao kết hay thực hiện hợp đồng lao động, người sử dụng lao động không được: Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động (NLĐ); Yêu cầu NLĐ phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động; Buộc NLĐ thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho mình (hành vi mới được bổ sung).
 
Người sử dụng lao động không được buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho mình
 
Bên cạnh đó, dù NLĐ là ai thì người sử dụng lao động cũng như các tổ chức, cá nhân liên quan không được: Phân biệt đối xử; Ngược đãi, cưỡng bức lao động; Quấy rối tình dục tại nơi làm việc; Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, tập nghề vào hoạt động trái pháp luật; Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt NLĐ hoặc để tuyển dụng NLĐ với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật; Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.
Bộ luật có hiệu lực từ ngày 1-1-2020.
 
Nguồn: Báo Người Lao Động

Lượt xem: 1787

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
   capcha_img
Khách online:2305
Lượt truy cập: 14096429