Cụ thể, nâng mức hỗ trợ từ 30% lên 50% đối với hộ nghèo; từ 25% lên 30% đối với hộ cận nghèo và từ 10% lên 20% đối với các đối tượng còn lại.
Theo BHXH Việt Nam, năm 2016 cả nước có trên 203.000 người tham gia BHXH tự nguyện thì đến năm 2017 có trên 224.000 người tham gia, tăng 10%; năm 2018 khi có hỗ trợ tiền đóng của nhà nước, số người tham gia tiếp tục tăng nhanh đạt trên 277.000 người, tăng 23,6% so với năm 2017. Đặc biệt từ năm 2019, cùng với hỗ trợ tiền đóng của nhà nước và với những giải pháp đột phá trong tổ chức thực hiện thì số người tham gia BHXH tự nguyện đã đạt trên 574.000 người và đến hết tháng 7-2020 đạt trên 737.000 người, tăng 1,5% so với lực lượng lao động trong độ tuổi lao động.
Hiện mức hỗ trợ của nhà nước cho người tham gia BHXH tự nguyện thấp (hiện người thuộc hộ nghèo được hỗ trợ 30%, tương ứng 46.200 đồng/tháng; hộ cận nghèo được hỗ trợ 25%, tương ứng 38.500 đồng/tháng; các đối tượng còn lại được hỗ trợ 10%, tương ứng 15.400 đồng/tháng).
Theo mục tiêu phát triển BHXH tự nguyện, đến năm 2021 có khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi, trong đó BHXH tự nguyện chiếm khoảng 1%; đến năm 2025 có khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi, trong đó BHXH tự nguyện chiếm khoảng 2,5% và đến năm 2030 có khoảng 60% lực lượng lao động trong độ tuổi, trong đó BHXH tự nguyện chiếm khoảng 5%.
Nguồn: Báo Người Lao Động