**Trường hợp 1: Chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Hết hạn hợp đồng lao động;
- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
- Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
- Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại Khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
- Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
- Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
- Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
- Người sử dụng lao động không phải là cá nhân bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc UBND cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 BLLĐ 2019.
- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 BLLĐ 2019.
**Trường hợp 2: Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
**Trường hợp 3: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật;
Trong đó, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại Điều 35 BLLĐ 2019.
**Trường hợp 4: Người lao động bị người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 5 ngày làm việc liên tục trở lên (quy định mới).
Nguồn: Báo Người Lao Động