Thứ bảy, 18/01/2025 05:23 GMT+7

Điều chỉnh lương hưu theo hướng chia sẻ: Không khả thi

Thứ tư, 05/02/2020 10:44 GMT+7

Lương hưu là phần được thụ hưởng từ khoản tiền BHXH đã đóng góp trong quá khứ, không thể chia sẻ.

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB-XH) đang nghiên cứu Đề án điều chỉnh lương hưu theo hướng chia sẻ giữa người hưởng cao và thấp.
 
Góp ý cho đề án trên, PGS.TS Mạc Văn Tiến- Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề cho rằng khó khả thi. PGS Mạc Văn Tiến cho biết, lương hưu là dựa trên nguyên tắc đóng - hưởng, người đóng nhiều hưởng nhiều, người đóng ít hưởng ít, không thể chia sẻ được. Ông Tiến nhấn mạnh thêm, nếu vì số người hưởng lương hưu cao và thấp đang có khoảng cách chênh lệch quá lớn dựa theo số liệu thống kê của BHXH là chưa thuyết phục.Góp ý cho đề án trên, PGS.TS Mạc Văn Tiến- Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề cho rằng khó khả thi.
 
Lương hưu là phần được thụ hưởng từ khoản tiền BHXH đã đóng góp trong quá khứ, không thể chia sẻ.
 
Dẫn lại số liệu thống kê tính hết tháng 10-2019, số người hưởng lương hưu trên cả nước là hơn 2,54 triệu người thì có tới 1,6 triệu người hưởng lương hưu dưới mức bình quân. Trong đó, mức lương hưu thấp nhất là 346.700 đồng/người/tháng, mức lương hưu cao nhất hơn 116 triệu đồng/người/tháng, ông Tiến đồng tình với nhận định chung là mức hưởng lương hưu đang có sự chênh lệch lớn. Tuy nhiên, việc điều chỉnh lương hưu  theo hướng chia sẻ giữa người cao với người thấp thì không có nước nào trên thế giới làm như vậy.
 
"Lương hưu là phần được thụ hưởng từ khoản tiền BHXH đã đóng góp trong quá khứ, không phải khoản đóng góp ở thời hiện tại vì thế không thể bắt người đã đóng bảo hiểm chia sẻ kiểu: lương tôi 10 triệu, đóng bảo hiểm 6 triệu mà lại bắt tôi hưởng 4 triệu được. Như thế là không công bằng với người đã đóng bảo hiểm", ông Tiến nói.
 
 
Việc điều chỉnh mức hưởng lương hưu là không khả thi mà chỉ có thể điều chỉnh theo hướng chia sẻ mức đóng bảo hiểm, rút ngắn dần khoảng cách chênh lệch cao thấp
 
Vì thế, vị chuyên gia cho rằng việc điều chỉnh mức hưởng lương hưu là không khả thi mà chỉ có thể điều chỉnh theo hướng chia sẻ mức đóng bảo hiểm, rút ngắn dần khoảng cách chênh lệch cao thấp. "Kinh nghiệm từ một số nước đã làm là điều chỉnh mức đóng bảo hiểm theo hạn mức quy định. Ví dụ, những người có thu nhập cao cũng chỉ được đóng bảo hiểm ở một mức nhất định, không được tham gia ở mức quá cao. Trường hợp, muốn đóng bảo hiểm cao hơn quy định phải tham gia bảo hiểm tự nguyện, bảo hiểm thương mại và phải chấp nhận đóng thuế cao hơn", ông Tiến dẫn chứng.
 
Nói thêm về hướng điều chỉnh lương hưu độc lập tương đối trong mối tương quan với tiền lương của người đang làm việc, từ đó thay đổi cách thức điều chỉnh lương hưu theo hướng chia sẻ, ông Tiến cho biết đây cũng là một xu hướng thế giới đang làm. Theo cách này, sẽ có việc điều chỉnh nguyên tắc đóng - hưởng hơi phức tạp hơn nhưng bảo đảm công bằng hơn.
 
Vị chuyên gia lấy ví dụ, nếu trước đây việc điều chỉnh lương hưu gắn với tăng lương cơ bản, tức là nếu lương cơ bản tăng thêm 7% thì lương hưu cũng được điều chỉnh tăng thêm 7%. Với cách tính này, người hưởng cao cũng như người hưởng thấp đều được điều chỉnh tăng như nhau, như vậy cũng có nghĩa khoảng cách cao - thấp ngày càng cách xa hơn.
 
Tuy nhiên, với cách tính lương hưu độc lập tương đối trong mối tương quan với tiền lương của người đang làm việc thì lương hưu vẫn được chi trả theo nguyên tắc đóng - hưởng, đóng bao nhiêu hưởng bấy nhiêu nhưng không được điều chỉnh theo tăng lương cơ bản nữa. Thay vào đó, lương hưu cơ bản được điều chỉnh chủ yếu dựa trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng, khả năng của Quỹ bảo BHXH và khả năng cân đối của ngân sách nhà nước.
 
Cùng với việc xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng, cụ thể sẽ có 3 tầng gồm: Trợ cấp hưu trí xã hội; BHXH cơ bản; Bảo hiểm hưu trí bổ sung.
 
Với cách xây dựng hệ thống BHXH đa tầng vẫn bảo đảm được cho nhóm đóng bảo hiểm ở mức tối thiểu, mức cơ bản và với nhóm bổ sung sẽ là tham gia đóng bảo hiểm tự nguyện theo nguyên tắc thị trường. Với cách này, sẽ  tồn tại hai quỹ bảo hiểm. Một là quỹ hưu bắt buộc do chính phủ quản lý, bất kỳ khoản chi trả tiền công nào cho người lao động đều phải trích nộp quỹ, trong đó một phần là trừ vào tiền công của người lao động, phần còn lại do người thuê lao động đóng. Mức đóng tối thiểu, Ngân sách nhà nước phải trợ cấp cho người cao tuổi không có lương hưu, hoặc bảo hiểm xã hội hàng tháng để các đối tượng này có mức hưởng cao hơn.
 
 
Nguồn: Báo Đất Việt

Lượt xem: 1149

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
   capcha_img
Khách online:5618
Lượt truy cập: 14088514