Thứ tư, 15/01/2025 11:43 GMT+7

Từ 1-7, thêm trường hợp công chức chưa bị xem xét kỷ luật

Thứ hai, 01/06/2020 11:45 GMT+7

Khi Luật Cán bộ, công chức năm 2008 được sửa đổi, bổ sung sẽ"siết chặt" hơn quy định về điều kiện cũng như bổ sung thêm trường hợp chưa xem xét kỷ luật công chức so với quy định hiện nay.

Từ 1-7-2020, Luật Cán bộ, công chức sửa đổi chính thức có hiệu lực, trong đó, nổi bật là bổ sung thêm trường hợp công chức chưa bị xem xét kỷ luật.
 
Xem xét kỷ luật công chức
 
Theo quy định tại điều 79 Luật Cán bộ, công chức hiện đang có hiệu lực, nếu công chức vi phạm quy định của pháp luật thì tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà chịu một trong các hình thức kỷ luật như khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức hoặc buộc thôi việc.
 
Theo quy định hiện nay, có 4 trường hợp chưa xem xét kỷ luật công chức
 
Trong đó, việc giáng chức và cách chức chỉ áp dụng với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Đồng thời, tại điều 3 Nghị định 34/2011/NĐ-CP, Chính phủ quy định ba nhóm hành vi công chức vi phạm sẽ bị kỷ luật gồm: Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ, đạo đức và văn hóa giao tiếp của công chức trong thi hành công vụ, những việc công chức không được làm như: Trốn tránh trách nhiệm, gây bè phái, mất đoàn kết, tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công, phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ…; Vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật; Vi phạm quy định về phòng, chống tham nhũng, chống lãng phí, bình đẳng giới, phòng, chống tệ nạn mại dâm…
 
Đặc biệt, tại điều 4 Nghị định này có nêu 4 trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật công chức gồm: Đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cho phép; Đang trong thời gian điều trị có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền; Công chức nữ đang mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; Đang bị tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử hành vi vi phạm pháp luật.
 
Căn cứ khoản 5, điều 2 Nghị định 34/2011/NĐ-CP, không tính khoảng thời gian này vào thời hạn kỷ luật nên sau khi hết thời gian này, nếu có vi phạm thì các đối tượng trên vẫn bị xem xét kỷ luật.
 
Đồng thời, chỉ có 3 trường hợp nêu tại điều 5 Nghị định 34 sau đây được miễn trách nhiệm kỷ luật gồm: Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi vi phạm pháp luật; Phải chấp hành quyết định của cấp trên nhưng khi có căn cứ cho rằng đây là quyết định trái pháp luật, đã báo cáo bằng văn bản nhưng người ra quyết định vẫn quyết định thi hành; Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm pháp luật trong tình thế bất khả kháng khi thi hành công vụ.
 
Do đó, theo quy định hiện nay, có 4 trường hợp chưa xem xét kỷ luật công chức. Nếu công chức không còn thuộc 4 trường hợp này nữa thì tùy vào mức độ, tính chất của hành vi vi phạm mà bị xem xét và áp dụng hình thức kỷ luật tương xứng.
 
Bổ sung các trường hợp chưa kỷ luật
 
Luật Cán bộ, công chức năm 2008 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi số 52/2019/QH14. Theo đó, để đồng bộ các quy định với Luật sửa đổi này, Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức .
 
Theo dự thảo, công chức nữ đang mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi sẽ chưa xem xét kỷ luật
 
Dự thảo đề xuất nhiều quy định mới về kỷ luật công chức trong đó đáng chú ý phải kể đến việc bổ sung thêm trường hợp chưa xem xét kỷ luật công chức. Cụ thể, điều 3 dự thảo nêu rõ các trường hợp chưa xem xét kỷ luật công chức gồm: Đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng được cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ cho phép; Đang trong thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức, bị ốm nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền của Nhà nước từ cấp huyện trở lên; Công chức nữ đang mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; công chức là nam giới (trong trường hợp vợ mất), đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; Đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật.
 
So sánh với quy định hiện hành đã nêu ở trên, dự thảo đã quy định rõ hơn về trường hợp "đang trong thời gian điều trị có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền" gồm: Đang trong thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo; Đang mất khả năng nhận thức; Bị ốm nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện.
 
Đặc biệt, cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận trong các trường hợp này phải từ cấp huyện trở lên.
 
Đồng thời, dự thảo cũng bổ sung thêm trường hợp nếu vợ mất thì công chức là nam giới đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi và công chức đang bị khởi tố cũng được xem xét chưa kỷ luật.
 
Nguồn: Báo Người Lao Động

Lượt xem: 1371

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
   capcha_img
Khách online:16874
Lượt truy cập: 14076707