Thứ hai, 29/07/2024 03:19 GMT+7

Tự ý nghỉ 5 ngày làm việc liên tục, người lao động sẽ không được trợ cấp thôi việc nếu

Thứ hai, 21/12/2020 11:22 GMT+7

Đây là nội dung nổi bật được quy định chi tiết tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 1-2-2021, hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động 2019 về điều kiện lao động và quan hệ lao động.

Theo đó, người sử dụng lao động (NSDLĐ) có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định cho người lao động (NLĐ) đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động (HĐLĐ) chấm dứt theo quy định, trừ các trường hợp sau:
 
- NLĐ tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.
 
Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động;
 
- NLĐ đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.
 
08 trường hợp NLĐ (đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên) khi chấm dứt HĐLĐ được nhận trợ cấp thôi việc gồm:
 
(1) Hết hạn HĐLĐ, trừ trường hợp phải gia hạn HĐLĐ đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho NLĐ là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn HĐLĐ.
 
(2) Đã hoàn thành công việc theo HĐLĐ.
 
(3) Hai bên thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ.
(4) NLĐ bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong HĐLĐ theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
 
(5) NLĐ chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
 
(6) NSDLĐ là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
 
Trường hợp NSDLĐ không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc UBND cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
 
(7) NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019.
 
(8) NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật Lao động 2019.
 
Nguồn: Báo Người Lao Động

Lượt xem: 1516

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
   capcha_img
Khách online:1724
Lượt truy cập: 13515310