Thứ tư, 01/01/2025 23:08 GMT+7

Bộ LĐ-TB-XH đề xuất: Chỉ tăng tuổi hưu từ ngày 1-1-2021

Thứ năm, 27/04/2017 08:40 GMT+7

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) vừa đưa ra lấy ý kiến lần 2 dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi). Dự thảo lần này đã chỉnh sửa một số nội dung so với dự thảo lần 1, đặc biệt về tăng tuổi nghỉ hưu, giờ làm thêm, nghỉ ngơi với lao động nữ kỳ kinh nguyệt.

Về tuổi nghỉ hưu, Bộ LĐ-TB-XH tiếp tục đưa ra 2 phương án, trong đó có phương án tiếp tục giữ nguyên tuổi nghỉ hưu hiện nay (nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi).

 

Bộ LĐ-TB-XH đề xuất chỉ áp dụng tăng tuổi nghỉ hưu từ ngày 1-1-2021

Bộ LĐ-TB-XH đề xuất chỉ áp dụng tăng tuổi nghỉ hưu từ ngày 1-1-2021

 

Đáng chú ý, ở phương án về tuổi nghỉ hưu, thay vì đề xuất áp dụng tăng tuổi nghỉ hưu ngay khi luật có hiệu lực như dự thảo lần trước, lần này Bộ LĐ-TB-XH đề xuất chỉ áp dụng tăng tuổi nghỉ hưu từ ngày 1-1-2021. Đồng thời, thời gian tăng tuổi hưu cũng nhanh hơn. Cụ thể, từ năm 2021, với lao động trong điều kiện bình thường, mỗi năm tăng tuổi nghỉ hưu thêm 6 tháng (thay vì mỗi năm tăng 3 tháng như dự thảo lần 1), cho tới khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.

Người lao động (NLĐ) có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, NLĐ làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 năm so với quy định trên (nam có thể làm việc tới 67 tuổi, nữ tới 65 tuổi mới nghỉ hưu).

NLĐ bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc, nghề nghiệp đặc thù có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi trên.

Về thời giờ làm thêm, dự thảo lần này cũng giảm số giờ làm thêm tối đa trong năm, bỏ quy định mỗi NLĐ làm thêm không quá 5 ngày liên tục. Cụ thể, NLĐ làm việc không quá 12 giờ/ngày, tổng số giờ làm thêm 1 năm không quá 400 giờ (thay vì 600 giờ/năm như dự thảo trước, và tăng 100 giờ/năm so với quy định hiện hành).

 

Ở dự thảo lần 2, Bộ LĐ-TB-XH đề xuất làm việc không quá 12 giờ/ngày

Ở dự thảo lần 2, Bộ LĐ-TB-XH đề xuất làm việc không quá 12 giờ/ngày

 

Ngoài ra, dự thảo lần này bổ sung thêm quy định về thời giờ làm thêm có thể khác khung trên, nếu rơi vào các trường hợp đặc biệt, như: Xử lý hàng tươi sống yêu cầu phải làm ngay; thực hiện theo yêu cầu của đơn hàng xuất khẩu; sự cố sản xuất… Tuy nhiên, việc chủ sử dụng yêu cầu NLĐ làm thêm trong những trường hợp này phải được NLĐ đồng ý.

Quy định này mở hơn so với luật hiện hành, khi NLĐ muốn tăng thời giờ làm thêm trong trường hợp đặc biệt phải được Chính phủ chấp thuận.

 

Ở dự thảo lần 2, Bộ LĐ-TB- XH duy trì quy định lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút

Ở dự thảo lần 2, Bộ LĐ-TB- XH duy trì quy định lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút

 

Đặc biệt, dự thảo lần này quy định lao động nữ được nghỉ 30 phút/ngày khi "đèn đỏ". Theo dự thảo lần trước, quy định này đã bị bỏ. Tuy nhiên, sau khi có nhiều ý kiến về sự cần thiết nên tiếp tục duy trì quy định này, Bộ LĐ-TB-XH lại đưa vào dự thảo lần 2 này. Cụ thể, lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút. Trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động (tiếp tục giữ lại quy định hiện hành).

 

Tin -ảnh: An Chi (Người Lao Động)

Lượt xem: 9209

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
   capcha_img
Khách online:42957
Lượt truy cập: 14001991