Thứ ba, 31/12/2024 05:11 GMT+7

Bị suy thận cần kiêng ăn gì?

Thứ ba, 18/08/2020 15:50 GMT+7

Ngoài các phương pháp điều trị phù hợp, người bị suy thận cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày để biết nên và kiêng ăn gì để không ảnh hưởng đến thận.

Suy thận là hiện tượng suy giảm chức năng của thận. Ở giai đoạn nặng nhất, thận không thể phục hồi được chức năng lọc cầu thận dẫn đến suy thận mạn.
 
Chế độ dinh dưỡng cho người bị suy thận rất quan trọng. Vì vậy, cần nắm chắc danh sách những thực phẩm mà người suy thận nên và không nên ăn để kiểm soát bệnh hiệu quả.
 
Những thực phẩm mà người suy thận nên ăn:
 
- Tinh bột: Nên ăn miến dong, gạo xay trắng, bột sắn dây, khoai sọ, khoai lang, bún, hủ tiếu, phở,… bởi những loại này có hàm lượng đường thấp.
 
- Chất đạm: Có trong thịt, cá, trứng, sữa,... Tùy theo giai đoạn suy thận mà chọn những thực phẩm có lượng đạm phù hợp.
 
- Chất béo: Nên dùng dầu thực vật (dầu mè, dầu đậu nành, dầu oliu,…), mỡ cá.
 
- Chất xơ, vitamin: Ở giai đoạn nhẹ, người bị suy thận có thể sử dụng đa dạng các loại rau củ quả có màu xanh, đỏ, tím, vàng.
 
Những thực phẩm mà người suy thận không nên ăn:
 
- Muối: Suy thận thường đi kèm với tình trạng quá tải thể tích và tăng huyết áp do đó việc hạn chế muối trong khẩu phần ăn. Theo các khuyến cáo, lượng muối ăn vào mỗi ngày của người suy thận không nên quá 2-3g (tương đương khoảng 10-15ml nước mắm). Nên hạn chế ăn các loại thực phẩm như: cá mắm, dưa cà muối mặn, các loại rau quả đóng hộp,...
 
- Thịt: Hạn chế thịt gà, thịt ngỗng, nội tạng động vật.
 
- Hải sản: Tránh ăn cua, cá trích, cá sú vàng, cá cơm, sò,…
 
- Rau củ quả: Kiêng măng tre, gừng, rau bina, đậu đỗ, lạc, vừng, hạt điều, hạt dẻ,…
 
- Đồ cay nóng: Thực phẩm cay nóng làm tăng nhiệt cơ thể, thực phẩm chứa nhiều kali (trường hợp bị tăng kali máu), phốt pho, chất béo,…
 
- Thực phẩm chứ kali: Kali đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nhịp tim bình thường và sự co cơ. Tuy nhiên khi suy thận, khả năng đào thải kali qua nước tiểu giảm, do vậy người bị suy thận cần phải hạn chế một số thức ăn nhất định mà có thể gây ra tình trạng tăng kali máu.
 
Nguồn: Báo Lao Động

Lượt xem: 1421

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
   capcha_img
Khách online:5745
Lượt truy cập: 13997862