Tham dự buổi trao tặng sách có: ông Hoàng Anh Tuấn, Cục trưởng Cục NLNT; ông John de Grosbois, Trưởng Bộ phận Quản lý tri thức hạt nhân IAEA; bà Andrea Cancellare, Điều phối viên của Thư viện IAEA; cùng một số cán bộ của Bộ phận Thông tin hạt nhân và Bộ phận Quản lý tri thức hạt nhân IAEA.
Đại diện các đơn vị tiếp nhận sách của IAEA đã bày tỏ lời cảm ơn và đánh giá cao đóng góp của Việt Nam trong lĩnh vực quản lý tri thức hạt nhân, đồng thời đề xuất Cục NLNT xem xét cung cấp phiên bản điện tử của cuốn sách này.
Cục trưởng Cục NLNT Hoàng Anh Tuấn trao tặng Sách cho đại diện Bộ phận Quản lý tri thức hạt nhân và Thư viện IAEA
Cuốn sách do Cục NLNT phối hợp với Viện NLNT Việt Nam tổ chức biên soạn và xuất bản. Cuốn sách được viết bằng Tiếng Anh gồm 26 công trình tiêu biểu, có tính hệ thống, được tổng hợp và đúc rút từ những kết quả nghiên cứu và tính toán thực nghiệm quan trọng nhất về vật lý và kỹ thuật Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt thu được trong 30 năm vận hành và khai thác (1983-2013), với sự đóng góp của chuyên gia Việt Nam và Liên Xô, đặc biệt là các cán bộ khoa học, kỹ sư đã và đang công tác tại Trung tâm Lò phản ứng của Viện nghiên cứu hạt nhân.
Cùng ngày, ông Hoàng Anh Tuấn đã có cuộc trao đổi với ông Andrea Borio di Tigliole, Trưởng bộ phận Lò phản ứng nghiên cứu, Phòng Công nghệ chu trình nhiên liệu hạt nhân và chất thải, IAEA về nội dung của cuốn sách.
Sách “Các công trình tính toán và thực nghiệm về các đặc trưng của Lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt”
Cuốn sách cũng đã được Cục NLNT trao tặng cho một số nhà khoa học, cơ quan nghiên cứu và trường đại học có chuyên ngành liên quan đến hạt nhân tại Hà Nội, Đà Lạt và Tp. Hồ Chí Minh. Việc biên soạn, xuất bản và phổ biến cuốn sách là cần thiết và có ý nghĩa trong việc nghiên cứu, vận hành, đào tạo cán bộ cũng như trao đổi quốc tế. Đây là hoạt động quản lý tri thức hạt nhân điển hình của Việt Nam được IAEA đánh giá cao.
Lò
phản ứng nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt có tên gọi kỹ thuật ban đầu là TRIGA-MARK
II, do hãng General Atomics của Hoa Kỳ thiết kế và chế tạo, được xây dựng tại
thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam và vận hành từ năm 1963 với công
suất nhiệt 250 kW. Tuy nhiên, vào đầu năm 1975, do hoàn cảnh chiến tranh,
toàn bộ nhiên liệu của vùng hoạt đã bị tháo dỡ và đưa trở lại Hoa Kỳ. Sau khi
đất nước thống nhất, công trình khôi phục và mở rộng lò phản ứng đã được tiến
hành với sự giúp đỡ của Liên Xô. Quá trình khởi động vật lý và năng lượng của
lò đã được tiến hành và nhiều số liệu khoa học có giá trị đã được đo đạc. Lò
phản ứng nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt (DNRR) với công
suất danh định 500kW nhiệt đã được chính
thức khánh thành vào ngày 20/03/1984.
Đến nay, Lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân Đà lạt đã trải qua hơn 30 năm vận hành an toàn và khai thác hiệu quả phục vụ công
tác sản xuất đồng vị phóng xạ, phân tích mẫu bằng kỹ thuật kích hoạt nơtron,
nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng để đưa các tiến bộ của khoa học -
công nghệ hạt nhân phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, huấn luyện và đào tạo
cán bộ.
Trong giai đoạn 2007-2011, Việt Nam đã tích cực hợp tác với
IAEA, Hoa Kỳ và Liên bang Nga thực hiện việc chuyển đổi nhiên liệu lò phản
ứng hạt nhân Đà Lạt từ sử dụng nhiên liệu độ giàu cao (HEU) sang sử dụng
nhiên liệu độ giàu thấp (LEU) và vận chuyển về Liên bang Nga đảm bảo an toàn.
Thành công của việc chuyển đổi nhiên liệu lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã được
quốc tế đánh giá cao.
|