Thứ hai, 29/07/2024 09:25 GMT+7

Cần tăng cường hỗ trợ khác cho nhân viên y tế chủ chốt

Thứ năm, 23/04/2020 16:09 GMT+7
Người lao động trong ngành y tế và chăm sóc sức khỏe là lực lượng đang làm việc trên tuyến đầu trong cuộc chiến chống COVID-19. Là Giám đốc của Văn phòng Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) Việt Nam, TS. Chang-Hee Lee đã có đề xuất đối với lực lượng này cũng như lực lượng lao động nữ.
TS. Chang-Hee Lee bày tỏ lòng kính trọng tới tất cả các nhân viên y tế, các bác sĩ, y tá, điều dưỡng đang chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân; các cán bộ nhân viên của Bộ Y tế - những người đang làm việc trên tuyến đầu để bảo vệ tính mạng và sức khỏe của người dân trong đại dịch COVID-19. Ông nói: "Chúng tôi biết ơn các bạn. Tôi cũng đánh giá cao sự hỗ trợ hiệu quả của Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam trong suốt thời kỳ khủng hoảng này".
 
Cuộc khủng hoảng do COVID-19 đã cho thấy tầm quan trọng của hệ thống y tế công cộng và vai trò của nhân viên y tế. Trên toàn cầu hiện có 136 triệu lao động đang làm các công việc chăm sóc sức khỏe con người và công tác xã hội bao gồm điều dưỡng, bác sĩ và các nhân viên y tế khác, nhân viên làm việc tại các cơ sở phục vụ khu dân cư và nhân viên công tác xã hội cũng như người lao động làm các công việc hỗ trợ như nhân viên giặt là và nhân viên vệ sinh. Họ là những người có nguy cơ cao bị lây nhiễm COVID-19 tại nơi làm việc. Phụ nữ đảm nhiệm khoảng 70% công việc trong lĩnh vực này.
 
Xét đến vai trò cực kỳ quan trọng của họ trong cuộc chiến chống COVID-19, theo TS. Chang-Hee Lee, Chính phủ và người sử dụng lao động cần cung cấp trang thiết bị bảo hộ cá nhân và những hỗ trợ khác cho nhân viên y tế chủ chốt đồng thời đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, đầy đủ khi cuộc chiến chống COVID-19 của chúng ta vẫn còn đang tiếp diễn.
 
Bên cạnh đó, TS. Chang-Hee Lee khẳng định phụ nữ là đối tượng phải chịu gánh nặng của cuộc khủng hoảng lần này. Bốn lĩnh vực ILO xác định có nguy cơ bị ảnh hưởng lớn nhất là dịch vụ lưu trú và ăn uống, sản xuất, thương mại bán buôn và bán lẻ, bất động sản và hoạt động kinh doanh hiện đang sử dụng 44,1% lao động nữ ở Việt Nam, trong khi tỷ lệ này đối với lao động nam chỉ là 30,4%.
 
Phụ nữ cũng là lực lượng đảm nhiệm các công việc chăm sóc ở tuyến đầu. Họ chiếm phần đông trong số hai triệu lao động gia đình không được trả lương. Đa phần họ là những người chăm sóc chính cho con cái và cha mẹ già. Họ cũng chiếm số đông trong các công việc thuộc các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất (dệt may, giúp việc gia đình). Chính vì vậy, rất cần thiết phải đảm bảo cách có tính đến yếu tố giới trong các chính sách.
 
Nguồn: Báo Lao Động

Lượt xem: 2079

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
   capcha_img
Khách online:15118
Lượt truy cập: 13517239