Thứ hai, 23/12/2024 02:10 GMT+7
Thứ năm, 14/12/2023 16:40 GMT+7

Hoàn thành kế hoạch thanh tra năm 2023 đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sữa

Sản phẩm sữa là một trong những mặt hàng thiết yếu, liên quan trực tiếp đến sức khoẻ người tiêu dùng đã được Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) lựa chọn thanh tra theo kế hoạch năm 2023 với nhiều lĩnh vực như chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, nhãn hàng hóa và mã số mã vạch nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước.

Căn cứ kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2023 được Bộ trưởng Bộ KH&CN phê duyệt tại Quyết định số 2309/QĐ-BKHCN ngày 21/11/2022 (điều chỉnh tại Quyết định số 2407/QĐ-BKHCN ngày 23/10/2023), Thanh tra Bộ KH&CN đã chủ trì, phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng và Thanh tra Bộ Y tế tiến hành thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, nhãn hàng hóa và mã số mã vạch đối với 05 doanh nghiệp sữa lớn trên phạm vi cả nước gồm: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinammilk), Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood, Công ty Cổ phần sữa TH, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam và Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu.

           Đoàn Thanh tra làm việc tại Công ty Vinammilk

Theo Kết luận thanh tra, trong thời kỳ thanh tra 05 đơn vị  trên đã có nhiều cố gắng trong tuân thủ quy định pháp luật về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, nhãn hàng hóa và mã số mã vạch. Cụ thể:

Công tác bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp: chỉ tính riêng 05 đơn vị này đã được cấp văn bằng bảo hộ đối với 1.079 nhãn hiệu, 53 kiểu dáng công nghiệp, 01 sáng chế và 01 giải pháp hữu ích. Việc sử dụng, gắn trên nhãn của các sản phẩm, hàng hóa của các đơn vị phù hợp với đối tượng, yếu tố được ghi nhận tại văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ.

Việc thực hiện ghi nhãn hàng hóa của các sản phẩm, hàng hóa cho các sản phẩm sản xuất, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường Việt Nam được các doanh nghiệp cơ bản tuân thủ theo quy định của pháp luật. Đối với công tác quản lý mã số, mã vạch cũng được các doanh nghiệp duy trì, sử dụng hàng năm thực hiện nghiêm túc.

Trên các sản phẩm khi đưa ra thị trường, trên biển hiệu, phương tiện kinh doanh giới thiệu của các đơn vị được thanh tra đa số không sử dụng nhãn, bao bì sản phẩm sữa, chỉ dẫn ký hiệu bảo hộ ®, “P” hoặc “Patent” để chỉ dẫn nhãn hiệu hay sáng chế đã được bảo hộ.

Bên cạnh những kết quả đạt được, các cuộc thanh tra cũng chỉ ra một số hạn chế, thiếu sót như cách hiểu chưa đúng về thông tin về hàng hoá được sản xuất theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp do chủ văn bằng là doanh nghiệp liên kết hoặc hệ sinh thái hoặc của công ty mẹ, công ty con nhưng đã nhưng được giải quyết kịp thời đảm bảo thực hiện theo quy định.

Sau khi 05 Kết luận thanh tra ban hành, 05 doanh nghiệp đã hoàn thành việc công bố, công khai, thực hiện kết luận thanh tra và báo cáo bằng văn bản đến Thanh tra Bộ KH&CN. Như vậy, đến thời điểm thanh tra, 05 doanh nghiệp sữa nêu trên đã tuân thủ quy định của pháp luật về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, nhãn hàng hóa và mã số mã vạch.

 

Lượt xem: 1951

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
   capcha_img
Khách online:74123
Lượt truy cập: 47194820