Thứ hai, 03/04/2017 15:31 GMT+7

Giải thưởng Chất lượng Quốc gia thúc đẩy năng suất lao động doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp đoạt giải thưởng của Giải thưởng Chất lượng Quốc gia 2016 cho biết, việc đoạt được Giải thưởng chính là động lực phát triển và đồng thời góp phần nâng cao năng suất lao động cho doanh nghiệp.

Năm 2016 đã có gần 200 doanh nghiệp đăng ký tham dự Giải thưởng Chất lượng Quốc gia (GTCLQG). Đến thời điểm hiện tại, sau các cuộc họp, Hội đồng GTCLQG 2016 gồm các đại diện các Bộ, ngành và tổ chức liên quan đã cùng nhau họp, xem xét và thẩm định để chọn ra những doanh nghiệp, trình Thủ tướng quyết định trrao GTCLQG 2016.

Theo đó, Thủ tướng quyết định tặng 15 Giải Vàng Chất lượng Quốc gia và 62 Giải Bạc Chất lượng Quốc gia năm 2016 cho doanh nghiệp.

Lễ trao GTCLQG và Giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á - TBD năm 2016 sẽ được tổ chức lúc 9 giờ sáng nay - Chủ nhật, ngày 02/4/2017 tại Hà Nội và Truyền hình trực tiếp trên VTV 1 - Đài truyền hình Việt Nam.

Nhân sự kiện này, Chất lượng Việt Nam đã cuộc trao đổi với ông Arghya Mandal - Giám đốc Công ty Cổ phần sữa TH, bà Phạm Thị Xuân Hương, Tổng Giám Đốc công ty Ladophar và ông Nguyễn Hữu Thể - Phó TGĐ Công ty Cổ phần sản xuất thép Việt Đức về ý nghĩa của Giải thưởng Chất lượng Quốc gia đối với doanh nghiệp. Đây là 3 doanh nghiệp vinh dự đoạt giải Vàng năm 2016.

Xin ông/bà cho biết việc áp dụng các tiêu chí của GTCLQG đã có những lợi ích gì cho doanh nghiệp trong việc nâng cao năng suất lao động?

Ông Arghya Mandal - Giám đốc Công ty Cổ phần sữa TH: Có thể nói đây là một vinh dự cho TH bởi đây là lần thứ 2 TH được nhận giải thưởng này. Qua việc đoạt được giải thưởng lần này,chúng tôi sẽ luôn luôn duy trì chất lượng tốt và còn tốt hơn nữa. Giải thưởng chính là động lực thúc đẩy doanh nghiệp chúng tôi phát triển và quan trọng hơn là nhờ GTCLQG, Năng suất lao động của chúng tôi luôn tăng cao hơn.

 

Ông Arghya Mandal - Giám đốc Công ty cổ phần sữa TH - Ảnh Huy Hùng

Bà Phạm Thị Xuân Hương, Tổng Giám Đốc Ladophar: Giải thưởng chính là thước đo sức khỏe của doanh nghiệp và là các công cụ giúp nâng cao năng lực quản trị của doanh nghiệp. Trong quá trình chuẩn bị tham gia, công ty đã áp dụng các công cụ thông qua các tiêu chí tham dự giải. Đó là một bước chuẩn bị quan trọng, tăng sức cạnh tranh để chúng tôi tham gia hội nhập. Không dừng lại ở đó, các công cụ đó còn được tiếp tục sử dụng trong quá trình điều hành doanh nghiệp. Và sau khi doạt giải, những thước đó ấy vẫn được chúng tôi áp dụng. Có thể nói, GTCLQG chính là động lực để doanh nghiệp chúng tôi tăng cao năng suất lao động.

Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần sản xuất Thép Việt Đức ông Nguyễn Hữu Thể: Với 7 tiêu chí của GTCLQG, Công ty đã căn cứ các tiêu chí này để làm mục tiêu cho các hoạt động. Trước hết là làm sao cho hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn, chất lượng của nhà nước. Rồi tình đến việc giảm giá thành, chi phí để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Tham gia GTCLQG ngoài việc giúp Thép Việt Đức có được định hướng về tiêu chí và có động lực để tiếp tục hoàn thiện những quy trình sản xuất của mình, mang lại những sản phẩm chất lượng cao cho xã hội, việc tham gia, đạt giải của Thép Việt Đức còn là trách nhiệm và là mục tiêu để phát triển công ty.

Là doanh nghiệp áp dụng và đạt được GTCLQG, vậy ông/bà có thể chia sẻ nhưng bài học kinh nghiệm của doanh nghiệp?

Ông Arghya Mandal - Giám đốc Công ty Cổ phần sữa TH: Có thể nói TH đã đạt được tất cả chứng nhận quốc tế, chẳng hạn như (BRC) Hiệp hội bán lẻ Anh quốc, chứng nhận Halal…, Đây là những chứng nhận khi TH muốn xuất khẩu sữa ra nước ngoài phải đạt được tất cả các tiêu chuẩn đó và chúng tôi đều đạt được cả những tiêu chuẩn khắt khe đó. Vậy nên, việc đạt chuẩn các tiêu chí Quốc tế cũng chính là một phần giúp TH nâng cao việc quản trị và vươn tới đạt được 7 tiêu chí của GTCLQG và hôm nay, chúng tôi vinh dự được nhận giải vàng và đây là lần thứ 2 chúng tôi vinh dự có điều này.

Bà Phạm Thị Xuân Hương, Tổng Giám đốc Ladophar: Việt Nam ngày càng hội nhập sâu về kinh tế quốc tế. Các doanh nghiệp luôn luôn phải sẵn sàng để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Các tiêu chí để tham gia GTCLQG như một công cụ để doanh nghiệp nâng cao quản trị doanh nghiệp. Cho nên, trong quá trình chuẩn bị cho việc tham gia, chúng tôi đã áp dụng những tiêu chí này như một công cụ để hoàn thiện điều hành doanh nghiệp. Sau khi đoạt giải rồi, không những chúng tôi cảm nhận rằng nỗ lực của mình đã đúng hướng, đã được một đơn vị thẩm định. Rất vinh dự và tự hào, chúng tôi cảm thấy tự tin khi tham gia hội nhập. Quan trọng hơn là những công cụ này sẽ tiếp tục được điều hành doanh nghiệp trong thời gian tới làm sao cho doanh nghiệp càng ngày càng tăng sức cạnh tranh để doanh nghiệp sẵn sàng tham gia hội nhập.

 

Bà Phạm Thị Xuân Hương, Tổng Giám Đốc công ty Ladophar - Ảnh Huy Hùng

 Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần sản xuất Thép Việt Đức ông Nguyễn Hữu Thể: Công ty không ngừng nỗ lực sáng tạo đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu cho ra đời sản phẩm chất lượng cao nhất tới người tiêu dùng, tối ưu hóa chất lượng sản phẩm

Chúng tôi luôn chú trọng đầu tư, nâng cao trình độ quản lý sản xuất, quản lý chất lượng và đầu tư, nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động. Luôn luôn lắng nghe những chia sẽ của khách hàng, luôn đồng hành cũng khách hàng trong mọi hoàn cảnh thuận lợi hay khó khăn

Nắm bắt nhu cầu thị hiếu khách hàng từng khu vực để đưa ra những chính sách bán hàng và thay đổi cách bán hàng linh hoạt. Tăng cường đến lợi ích của cả hai bên.

Áp dụng công nghệ thông tin trong hệ thống phân phối như Công ty đang triển khai hệ thống mã vạch để khách hàng tự tra cứu được nguốn gốc sản phẩm của Công ty.

Luôn chú trọng đến chất lượng nguồn nhân lực và lợi ích người lao động. Luôn thực hiện, duy trì cải tiến hệ thống quản lý ISO 9001-2015 và hệ thống 5S của Nhật Bản. Luôn luôn lắng nghe những chia sẽ của khách hàng, luôn đồng hành cũng khách hàng trong mọi hoàn cảnh thuận lợi hay khó khăn.

Xin hỏi riêng đại diện của TH, Công ty có kế hoạch gì phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong thời gian tới?

Ông Arghya Mandal - Giám đốc Công ty Cổ phần sữa TH: Tại thời điểm này, TH đã phát triển về nông nghiệp công nghệ cao rất mạnh ở miền Trung đặc biệt là Nghệ An. Chúng tôi đã có sản phẩm công nghệ cao là rau sạch, có sản phẩm organic về rau và chúng tôi có khởi công một dự án trồng nông sản (rau củ quả) công nghệ cao, hữu cơ ở Thái bình. Trồng lúa, cung cấp lúa gạo chất lượng cao omega 3, omega 6, omega9…

Với sản phẩm Oganic thì rất khó để cảm quan được. Tuy nhiên TH sản xuất sản phẩm Oganic được sản xuất trong một chuỗi chứ không phải là một công đoạn nào. Vậy nên, đã là sản xuất chuỗi thì chúng tôi có đầy đủ về chứng nhận. Không những được chứng nhận tại Việt Nam mà còn được chứng nhận ở Châu Âu, Bộ nông nghiệp Mỹ. Khi đạt được những chứng nhận đó, thì chúng tôi sẽ có thông tin và dán trực tiếp, công bố trên sản phẩm hoặc chúng tôi có thể mời khách hàng họ đến trực tiếp xem từng công đoạn đã được cấp chứng nhận Oganic để khách hàng hiểu hơn. Oganic là sản phẩm hoàn toàn tự nhiên và rất tốt cho sức khỏe.

Xin ông/bà cho biết hiện hệ thống văn bản pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã và đang dần được hoàn thiện với sự ra đời của các Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Đo lường, những luật này đã góp phần hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh và lưu hành sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường như thế nào?

Bà Phạm Thị Xuân Hương, Tổng Giám Đốc Ladophar: Chúng tôi cho rằng sự cạnh tranh bền vững chính là yếu tố công nghệ. Trong đó, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Đo lường, những luật này đã góp phần hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh là yếu tố sẽ quyết định đến chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm đó mới là bền vững. Cho nên, doanh nghiệp chúng tôi quyết tâm đi theo con đường đổi mới công nghệ và chính vì chuyện đổi mới công nghệ nên sản phẩm của chúng tôi chất lượng hơn, ổn định hơn, bền vững hơn. Chúng tôi quản trị được về mặt chất lượng đồng thời giá cả cũng nhờ đó mà sẽ hợp lý hơn. Nếu mình không đầu tư cho yếu tố này thì tôi cho rằng sẽ phát triển không bền vững.

 

Ông Nguyễn Hữu Thể Phó TGĐ Cty Cổ phần sản xuất Thép Việt Đức

Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần sản xuất Thép Việt Đức ông Nguyễn Hữu Thể: Chất lượng ngày nay đã trở thành thách thức lớn đối với bất kỳ doanh nghiệp, quốc gia nào trên thế giới khi nền kinh kế mở cửa hội nhập và người tiêu dùng ngày càng yêu cầu khắt khe về chất lượng hàng hóa. Nhờ có các hệ thống văn bản về tiêu chuẩn đo lường chất lượng và các Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Đo lường các DN Việt Nam nói riêng và người tiêu dùng Việt Nam nói chung đã quan tâm hơn với chất lượng sản phẩm, hàng hóa và tạo ra một phong trào rộng rãi thúc đẩy quá trình nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước.

Ngoài ra nó còn tạo lập uy tín chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa “sản xuất tại Việt Nam” của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, góp phần tăng cường xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu trong nước, thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước, bảo vệ sức khỏe, an toàn, môi trường và thực hiện kiểm soát có hiệu lực và hiệu quả đối với các sản phẩm kém chất lượng lưu thông trên thị trường nội địa.

Hệ thống văn bản về tiêu chuẩn đo lường chất lượng và các Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Đo lường đã tạo hành lang pháp lý và môi trường khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh chủ động, sáng tạo và có trách nhiệm làm ra sản phẩm chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trên cơ sở vận dụng các nguyên tắc và tập quán quốc tế trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, phù hợp với điều kiện Việt Nam.

 Xin cảm ơn ông/bà về cuộc trò chuyện hôm nay!

Liên kết nguồn tin: http://vietq.vn/thi-truong-quat-dien-hang-viet-hoan-toan-chiem-uu-the-d117725.html

 

 

Nguồn: vietq.vn

Lượt xem: 4682

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)