Nuôi ong lấy mật tại xã Pải Lủng (Mèo Vạc) - Ảnh: Báo Hà Giang
|
Định hướng mục tiêu gồm: xác định được những vùng đất đai thích hợp trồng cây bạc hà để nuôi ong quy mô đến cấp huyện; xác định được các giải pháp kỹ thuật trồng cây bạc hà gắn với phát triển nuôi ong lấy mật; xây dựng được chuỗi liên kết sản xuất nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp, góp phần tăng thu nhập của người dân; đề xuất được chính sách phát triển cây bạc hà và nuôi ong lấy mật tại vùng Cao nguyên đá tỉnh Hà Giang.
Yêu cầu đối với kết quả là: 1- Bản đồ quy hoạch xác định rõ phạm vi vùng thích hợp phát triển trồng bạc hà cho 04 huyện vùng Cao nguyên đá tỉnh Hà Giang (Mèo Vạc, Đồng Văn, Quản Bạ và Yên Minh), tỷ lệ 1/25.000; 2- Quy trình kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc cây bạc hà phục vụ nuôi ong lấy mật; quy trình nuôi ong lấy mật tại vùng phát triển cây bạc hà được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang ban hành; 3- 04 mô hình liên kết sản xuất mật ong giữa hợp tác xã, doanh nghiệp và hộ gia đình quy mô 200 dân/01 mô hình, thu nhập của người dân tăng 15-20% so với trước khi thực hiện mô hình; 4- Đề xuất cơ chế, chính sách phát triển cây bạc hà và nuôi ong lấy mật trình UBND tỉnh Hà Giang ban hành; 5- Đào tạo, tập huấn về quy trình kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc cây bạc hà và nuôi ong lấy mật cho 200 hộ/04 huyện vùng Cao nguyên đá.
Nơi nhận hồ sơ tại Văn phòng Bộ Khoa học và Công nghệ, số 113 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Hồ sơ được gửi theo đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp đến Bộ Khoa học và Công nghệ (qua Phòng Hành chính thuộc Văn phòng Bộ). Thời hạn cuối cùng nhận hồ sơ là 17 giờ 00 ngày 23/5/2018, các hồ sơ gửi qua đường bưu điện được tính theo dấu đến của Bưu điện Hà Nội chậm nhất là ngày 23/5/2018.
Liên kết nguồn tin:
http://baochinhphu.vn/Khoa-hoc-Cong-nghe/Nghien-cuu-xac-dinh-vung-trong-cay-bac-ha-va-nuoi-ong-lay-mat-tai-Ha-Giang/332665.vgp