Thứ sáu, 27/04/2018 15:00 GMT+7

Khoa học và công nghệ ngành Công Thương: Thêm nguồn lực để phát triển

Theo Vụ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) - Bộ Công Thương, hiện nay, kinh phí KH&CN phân bổ cho Bộ chiếm khoảng 2,9% trên tổng kinh phí KH&CN cả nước. Đây là con số nhỏ bé nếu xem xét tương quan với tỷ lệ đóng góp của ngành Công Thương vào tăng trưởng GDP chung.

Tránh đầu tư dàn trải trong nghiên cứu khoa học

Ngoài ra, trong bối cảnh yêu cầu phát triển KH&CN phục vụ quá trình tái cơ cấu ngành Công Thương diễn ra hết sức cấp bách, kinh phí sự nghiệp KH&CN phân bổ cho Bộ Công Thương có xu hướng ngày càng giảm. Cụ thể, năm 2017, tổng kinh phí sự nghiệp KH&CN được phân bổ cho Bộ Công Thương là 316 tỷ đồng (giảm 15% so với năm 2016, giảm 26% so với năm 2015). Nhiều nhiệm vụ, chương trình, dự án KH&CN giao Bộ Công Thương chủ trì, dù đưa ra mục tiêu lớn nhưng mức kinh phí triển khai chưa xứng tầm. Ví dụ, Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao, trong giai đoạn 2011 – 2018, kinh phí chỉ được cấp gần 112 tỷ đồng. Tương tự, Dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngành công nghiệp thuộc Chương trình quốc gia nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020, kinh phí được cấp cho giai đoạn 2012 – 2018 chỉ gần 82 tỷ đồng, phân bổ cho 191 nhiệm vụ. Bên cạnh đó, đối với các nhiệm vụ cấp Bộ, nhiều nhiệm vụ ưu tiên theo từng nhóm ngành, lĩnh vực, kinh phí cũng hạn hẹp…

Trước thực trạng trên, nhằm nâng mức phân bổ kinh phí KH&CN cho Bộ Công Thương, Vụ KH&CN sẽ chủ động nghiên cứu, đề xuất, báo cáo lãnh đạo Bộ để làm việc với Bộ KH&CN, Bộ Tài chính để cân đối nguồn lực phù hợp, đáp ứng yêu cầu về phát triển KH&CN của ngành Công Thương. Đặc biệt, nâng mức kinh phí triển khai các nhiệm vụ cấp quốc gia, với quy mô triển khai lớn, giải quyết một cách toàn diện từng yêu cầu, từ thực tiễn phát triển ngành trên cơ sở đóng góp của các kết quả, thành tựu KH&CN. Đặc biệt, hướng tới nâng dần tỷ trọng các nhiệm vụ cấp quốc gia lên mức 65% - 70% (hiện nay, tỷ lệ này đang ở mức 40-45%). Sự dịch chuyển này sẽ được thực hiện theo hai hướng. Thứ nhất, tập trung vào việc đưa một số chương trình KH&CN cấp Bộ hiện tại sang chương trình cấp quốc gia. Thứ hai, tập trung vào việc tái cơ cấu lại các mục chi thường xuyên cho viện và các phòng thí nghiệm trọng điểm.

Bên cạnh đó, sớm nghiên cứu, đề xuất phương án phân bổ kinh phí các nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ một cách hợp lý, tập trung và tránh dàn trải… Nguồn kinh phí phân bổ cho nhóm nhiệm vụ phục vụ chi thường xuyên, tăng cường trang thiết bị, sữa chữa nhỏ… cho 11 viện nghiên cứu và 3 phòng thí nghiệm trọng điểm cần từng bước điều chỉnh giảm trên cơ sở đẩy mạnh triển khai cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN sự nghiệp công lập theo quy định của Nghị định 54/2016/NĐ-CP (hiện kinh phí phân bổ cho nhóm nhiệm vụ này chiếm từ 20 - 22%). 

Thời gian tới, Vụ KH&CN sẽ đẩy mạnh việc triển khai các nhiệm vụ KH&CN quy mô lớn; tập trung thu hút nguồn lực đầu tư của doanh nghiệp...

Liên kết nguồn tin:

http://baocongthuong.com.vn/khoa-hoc-va-cong-nghe-nganh-cong-thuong-them-nguon-luc-de-phat-trien.html

Nguồn: Báo Công Thương Điện Tử

Lượt xem: 3490

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)