Thứ ba, 24/07/2018 15:13 GMT+7

Thông tin về kết quả thực hiện đề tài cấp quốc gia: Các tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động tại Việt Nam trong quá trình phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội nước ta đến năm 2020; Mã số: ĐTĐL-XH.14/15

1. Thông tin chung về đề tài:

Tên đề tài: Các tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động tại Việt Nam trong quá trình  phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội nước ta đến năm 2020;

Mã số: ĐTĐL-XH.14/15.

Kinh phí:     1.950.000 đồng

Thời gian thực hiện: Từ tháng 11/2015 đến tháng 11/2017, được gia hạn đến hết tháng 5/2018.

Tổ chức chủ trì:     Viện Kinh tế và Chính trị thế giới

Chủ nhiệm:                    Lại Lâm Anh

Các thành viên tham gia thực hiện chính:

  • Bùi Quang Tuấn, Viện Kinh tế Việt Nam

  • Phạm Thái Quốc, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới

  • Nguyễn Duy Lợi, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới

  • Lê Văn Sang, Trung tâm Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương

  • Nguyễn Thanh Đức, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới

  • Phạm Thị Thanh Bình, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới

  • Đinh Quý Độ, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới

  • Trần Thị Cẩm Trang, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới

  • Nguyễn Hồng Bắc, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới

  • Nguyễn Hồng Thu, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới

  • Trần Thị Quỳnh Trang, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới

  • Vũ Nhật Quang, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới

  • Phạm Mạnh Hùng, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới

  • Võ Hải Minh, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới

  • Lê Thị Thu Hương, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới

  • Đặng Hoàng Hà, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới

  • Hoàng Hồng Minh, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới

  • Bùi Khắc Linh, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới

2. Thời gian, địa điểm dự kiến tổ chức đánh giá, nghiệm thu

Thời gian:      tháng 08/2018

Địa điểm:       Bộ Khoa học và Công nghệ

3. Nội dung báo cáo tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

3.1. Về sản phẩm khoa học:

Đề tài đã hoàn thành các sản phẩm khoa học như trong thuyết minh đã được phê duyệt. Các sản phẩm đều được đánh giá là “Đạt”. Các sản phẩm gồm:

Dạng I:

  • Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu

  • Báo cáo tóm tắt và Báo cáo kiến nghị

Dạng II:

  • 01 cuốn sách chuyên khảo “Các tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động tại Việt Nam trong quá trình phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội”, ISBN: 978-604-8-94157-4.

  • Đăng 4 bài tạp chí sau:

+ Lê Văn Sang và Lê Hồng Huế (2017), Kinh nghiệm của các INGOs trong tham gia phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội, Tạp chí Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, số 497, tháng 7 năm 2017, ISN 0868-3808.

+ Lại Lâm Anh và Nguyễn Thanh Đức (2017), Các INGO hoạt động trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới, Số 5(253), tháng 5-2017, ISN 0868-2984.

+ Phạm Mạnh Hùng (2017), Ảnh hưởng của các tổ chức phi chính phủ quốc tế đối với lĩnh vực đối ngoại của Việt Nam, Tạp chí Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, số 495, tháng 6 năm 2017, ISN 0868-3808.

+ Bùi Quang Tuấn và Lại Lâm Anh (2017), Các tổ chức phi chính phủ hoạt động tại Việt Nam: Thực trạng, những vấn đề còn tồn tại và một số gợi ý chính sách, Tạp chí Phát triển bền vững Vùng, Quyển 8, số 1 (3/2018), ISN 2354-0729.

Đề tài cũng đã tham gia đào tạo 3 thạc sĩ, trong đó có 02 thạc sĩ đã bảo vệ thành công luận án, 01 thạc sĩ đang trong quá trình thực hiện.

Đề tài dự kiến chuyển giao Báo cáo tổng hợp, Báo cáo tóm tắt và Báo cáo kiên nghị cho Bộ Khoa học và Công nghệ, Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Ngoại giao, Khoa Quốc tế học (Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam).

Đề tài cũng đã được Văn phòng Chủ tịch nước xác nhận đã nhận báo cáo và báo cáo được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác tham mưu, tổng hợp phục vụ lãnh đạo Nhà nước và lãnh đạo Văn phòng.

3.2. Về những đóng góp mới của đề tài:

- Tổng kết và đánh giá các vấn đề cơ bản về các TCPCPQT đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội trên cả vấn đề lý luận và thực tiễn lịch sử.

- Phân tích, đánh giá, so sánh chính sách của một số nước trên thế giới đối với các TCPCPQT.

- Tổng kết, đánh giá thực trạng hoạt động của các TCPCPQT hoạt động tại Việt Nam trong 30 năm Đổi mới. Từ đó, làm rõ vai trò, ảnh hưởng của các TCPCPQT hoạt động tại Việt Nam đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội.

- Dự báo xu hướng phát triển và đề xuất những giải pháp hoàn thiện chính sách, hệ thống quản lý để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của các TCPCPQT hoạt động tại Việt Nam đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội.

3.3. Về hiệu quả của đề tài:

- Đối với xã hội

Đề tài góp phần hỗ trợ, cung cấp những căn cứ thực tế cho các cơ quan hoạch định chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020.

Đề tài góp phần vào sự cởi mở hơn, hội nhập hơn của Việt Nam với cộng đồng quốc tế, làm cho công tác vận động và sử dụng viện trợ phi chính phủ có hiệu quả hơn, đáp ứng yêu cầu mới là chuyển công tác vận động viện trợ phi chính phủ theo hướng xây dựng những định hướng và giải pháp căn bản, lâu dài trên tư duy “hợp tác cùng phát triển” chứ không chỉ là “nhận viện trợ” như trước đây.

Đề tài góp phần giúp cho các Viện nghiên cứu và các trường đại học giảng dạy về các vấn đề liên quan đến đề tài có thể nâng cao được năng lực nghiên cứu và đào tạo của mình về lĩnh vực này; Giúp cho công chúng nói chung có được những hiểu biết có hệ thống và cơ bản về các TCPCPQT hoạt động tại Việt Nam.

Đề tài góp phần mở ra và phát triển một hướng nghiên cứu mới - Nghiên cứu kinh nghiệm của chính các TCPCPQT - không chỉ cho Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, các viện và tổ chức phối hợp mà cả các trường đại học có liên quan đến lĩnh vực này.

- Đối với việc nâng cao năng lực nghiên cứu của tổ chức, cá nhân thông qua tham gia thực hiện đề tài, đào tạo trên đại học

Đề tài góp phần phát triển mạng lưới nghiên cứu giữa Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới và các Viện phối hợp tham gia thực hiện đề tài này.

Đề tài góp phần củng cố và nâng cao năng lực và uy tín khoa học của Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới và các Viện phối hợp tham gia thực hiện đề tài này.

Đề tài góp phần nền cao chất lượng đào tạo, đã tham gia đào tạo thạc sĩ.

3.4. Tự đánh giá, xếp loại kết quả thực hiện đề tài

Đề tài được Hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp Cơ sở đánh giá là đạt.

Nguồn: Vụ Khoa học Xã hội, Nhân văn và Tự nhiên

Lượt xem: 2487

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)