Thứ sáu, 12/07/2019 17:20 GMT+7

Thông báo nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia “Hoàn thiện quy trình công nghệ chế biến cà phê ướt, sấy cà phê quả tươi quy mô nông hộ; Mã số: DAĐL.CN-04/16

I. Thông tin chung về nhiệm vụ:

1. Tên nhiệm vụ, mã số:

Hoàn thiện quy trình công nghệ chế biến cà phê ướt, sấy cà phê quả tươi quy mô nông hộ;  

Mã số: DAĐL.CN-04/16

Thuộc: Đề tài độc lập cấp quốc gia

2. Mục tiêu nhiệm vụ:

- Xây dựng được quy trình công nghệ chế biến ướt và sấy cà phê quy mô nông hộ có hiệu quả, đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.

- Làm chủ được công nghệ chế tạo các thiết bị chính trong hệ thống chế biến ướt và sấy cà phê quy mô nông hộ.

- Chế tạo được một số thiết bị chính trong hệ thống chế biến ướt và sấy cà phê quy mô nông hộ.

3. Chủ nhiệm nhiệm vụ:

Họ và tên: CN. Nguyễn Thị Huệ

4. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Công ty TNHH Viết Hiền

5. Tổng kinh phí thực hiện:                            14.471 triệu đồng.

Trong đó, kinh phí từ ngân sách SNKH:          5.340 triệu đồng.

Kinh phí từ nguồn khác:                                   9.131 triệu đồng.

6. Thời gian thực hiện theo Hợp đồng:

Bắt đầu: tháng 12/2016

Kết thúc: tháng 11/2018

Thời gian thực hiện theo văn bản điều chỉnh của cơ quan có thẩm quyền: gia hạn đến tháng 5/2019.

II. Dự kiến tổ chức nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ:

Thời gian: tháng 7/2019

Địa điểm: Hà Nội

III. Nội dung tự đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ :

1. Về sản phẩm khoa học:

Các sản phẩm của đề tài đã được hoàn thành đầy đủ theo đăng ký hợp đồng.

2. Về những đóng góp mới của nhiệm vụ:

Dự án phù hợp với quy mô nông, liên hộ để tháo gỡ vấn đề sản xuất manh mún của nông dân; Phù hợp trình độ sử dụng, đầu tư, và quy mô sản xuất của nông dân; Tiết kiệm năng lượng, nước trong sản xuất; Giảm ô nhiễm môi trường do áp dụng khoa học công nghệ trong quy trình chế biến, bằng cách bóc tách riêng vỏ thịt cà phê, không để chung với nguồn nước, có quy trình tái sử dụng nước bởi nước chỉ có vai trò bôi trơn dòng chảy trong chế biến ướt. Dự án đã mang lại hiệu quả cho đơn vị thực hiện, cho nông dân vùng trồng cà phê có cơ hội tiếp cận được công nghệ chế biến sau thu hoạch đảm bảo chất lượng sản phẩm, giá trị đầu tư và được cung cấp dịch vụ bảo hành bảo trì trong nước.

3. Về hiệu quả của nhiệm vụ:

3.1. Hiệu quả kinh tế

- Đối với thiết bị chế biến ướt nông hộ phù hợp với quy mô sản xuất theo nông hộ, cụm hộ, hợp tác xã. Giá trị đầu tư hợp lý, dễ sử dụng và kết quả sản phẩm sau chế biến thoả mãn các tiêu chí về sản xuất cà phê sạch theo tiêu chuẩn VN và yêu cầu của các nhà thu mua xuất khẩu. Chênh lệch giá giữa chế biến ướt và chế biến khô là 4.500.000đ/tấn nhân, sản phẩm sau chế biến đã được các công ty thu mua bao tiêu.

+ Dễ vận hành, sử dụng, tiết kiệm nhân công.

+ Chi phí sản xuất thấp. Bảo trì bão dưỡng trong nước

+ Mức đầu tư thiết bị chế biến ướt máy sấy cà phê cho quy mô cụm nông hộ là chấp nhận được (bằng ¼ so với máy nhập khẩu).

- Đối với máy sấy trống, phù hợp với quy mô nông hộ, giá đầu tư hợp lý, chi phí sản xuất thấp đồng thời giải quyết kịp thời, linh hoạt trong mùa vụ thu hoạch, thời gian sấy nhanh, không phụ thuộc vào thời tiết, chất lượng sản phẩm sau khi sấy đồng đều, đạt yêu cầu về thuỷ phần trong hạt giúp công tác bảo quản hiệu quả.

+ Tăng chất lượng sản phẩm cà phê nhân đồng thời tăng giá trị sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch từ 15 – 30% so với sản xuất truyền thống, phụ thuộc nhiều vào thời tiết.

+ Tiết kiệm thời gian, chi phí nhân công…

3.2. Hiệu quả xã hội

Tháo gỡ các vấn đề sơ chế, bảo quản cà phê sau thu hoạch cho người nông dân nhằm giảm tổn thất, tăng chất lượng và giá trị sau thu hoạch, cải thiện đời sống cho người dân trồng cà phê nói riêng và người dân Đăk Lăk nói chung. Nâng cao sự hiểu biết về quá trình trong sơ chế bảo quản cà phê. Tiếp cận công nghệ hỗ trợ cho sản xuất.

Kết quả của dự án không làm ảnh hưởng và tác động lớn đến môi trường sống của thực vật, động vật và con người trong vùng dự án, mặt khác dự án còn góp phần đảm bảo tính bền vững cho sự phát triển cây cà phê, sự ổn định của giá cà phê trong vùng, tăng cường lợi ích về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng của địa phương khi đời sống của người dân đồng bào dân tộc được cải thiện và dần đi vào ổn định.

Việc ứng dụng quy trình công nghệ chế biến và áp dụng loại máy do công ty chế tạo sẽ tạo cho bà con nông dân thực hiện được phương pháp chế biến ướt cà phê một cách dễ dàng hơn, tiết kiệm chi phí đầu tư, chi phí vận hành, giảm thiểu chất thải ra môi trường và góp phần nâng cao chất lượng và giá trị của cà phê Việt Nam.

 

Nguồn: Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật

Lượt xem: 1782

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)