Thứ năm, 17/12/2020 16:06 GMT+7

Thông báo kết quả tự đánh giá nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý sinh học có kiểm soát mùi và nước rỉ rác để xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với điều kiện Việt Nam, mã số KC.08.17/16-20

I. Thông tin chung về nhiệm vụ:

1. Tên nhiệm vụ, mã số: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý sinh học có kiểm soát mùi và nước rỉ rác để xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với điều kiện Việt Nam

Mã số nhiệm vụ: KC.08.17/16-20

Thuộc:

- Chương trình  (tên, mã số chương trình):   KC.08.17/16-20

- Khác (ghi cụ thể):

2. Mục tiêu nhiệm vụ:

- Xây dựng được quy trình ứng dụng công nghệ xử lý sinh học có kiểm soát mùi và nước rỉ rác để xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với điều kiện Việt Nam cho các trạm xử lý chất thải sinh hoạt tập trung, chất thải đầu ra phù hợp với điều kiện đốt tiêu hủy hiện nay ở Việt Nam và có sản phẩm tái chế.

- Có mô hình kiểm định chất lượng công nghệ nêu trên ngoài hiện trường quy mô   40 tấn rác tươi/mẻ ủ (gồm: modul bể ủ sinh học hiếu khí chất thải + modul xử lý nước rỉ rác + modul xử lý khí thải kèm theo và modul sấy loại ẩm làm khô chất thải có năng lực tương ứng -  có kết hợp khai thác năng lực trang thiết bị công đoạn tiếp nhận – tiền xử lý và các trang thiết bị xử lý khác hiện có của cơ sở, nơi xây dựng mô hình)

- Giải pháp công nghệ từ đề tài có thể phát triển hoàn thiện lên giải pháp công nghệ xử lý có khai thác ô nhiễm chất thải sinh hoạt phù hợp với điều kiện Việt Nam, với bước tiếp theo cần được triển khai sớm là nghiên cứu xây dựng trạm thu gom – tập kết trung chuyển chất thải sinh hoạt không phát thải ô nhiễm (cho trạm gom rác đầu nguồn trong các khu dân cư); Sang giai đoạn sau, nếu hội đủ các điều kiện biên cho phép, sẽ triển khai Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý sinh học kiểm soát an toàn không phát thải mùi và nước rỉ rác và kết hợp đốt tiêu hủy có thu nhiệt phát điện để xử lý chất thải sinh hoạt phù hợp với điều kiện Việt Nam (theo hướng chỉ đốt tiêu hủy tại chỗ một phần đủ cho sấy làm khô rác; Can thiệp công nghệ phụ trợ để làm tăng nhiệt trị phần rác đốt phát điện; Đồng thời, phát triển phương án gom tập trung phần rác khô còn lại nêu trên cho đốt rác phát điện quy mô công nghiệp).

3. Chủ nhiệm nhiệm vụ:  GS-TS.  Nguyễn Văn Cách

4. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:  Viện CN Sinh học và CN Thực phẩm

                                         Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

5. Tổng kinh phí thực hiện:                                  7.108,7602   triệu đồng.

Trong đó, kinh phí từ ngân sách SNKH:               6.900 triệu đồng.

Kinh phí từ nguồn khác:                                       208,7602   triệu đồng.

6. Thời gian thực hiện theo Hợp đồng:

Bắt đầu: 09/2017

Kết thúc: 02/2020

Thời gian thực hiện theo văn bản điều chỉnh của cơ quan có thẩm quyền (nếu có):

                                    Gia hạn từ 03/2020 đến 10/2020

7. Danh sách thành viên chính thực hiện nhiệm vụ nêu trên gồm:
 

Số

TT

Họ và tên

Chức danh khoa học, học vị

Cơ quan công tác

1

Nguyễn Văn Cách

GS-TS. 

Viện CN Sinh học, ĐH Bách Khoa Hà Nội

2

Trần Liên Hà

PGS-TS.

Viện CN Sinh học, ĐHBKHN

3

Đặng Minh Hiếu

TS.

Viện CN Sinh học, ĐHBKHN

4

Tăng Thị Chính

PGS-TS.

Viện CN Sinh học, VAST

5

Nguyễn Văn Xá

TS.

Viện KT Hóa học, ĐHBKHN

6

Lê Đức Bảo

TS.

Viện Cơ khí, ĐHBKHN

7

Tôn Thu Giang

ThS.

Viện CN Môi trường, ĐHBKHN

8

Phạm Ngọc Hưng

TS.

Viện CN Sinh học, ĐHBKHN

9

Đỗ Xuân Trường

TS.

Viện KT Hóa học, ĐHBKHN

10

Đỗ Biên Cương

TS.

Viện CN Sinh học, ĐHBKHN


II. Nội dung tự đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ:

Chi tiết được đăng tải tại tệp đính kèm.

Báo cáo kết quả tự đánh giá nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia (.pdf)

Báo cáo kết quả tự đánh giá nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia (.doc)

Nguồn: Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước

Lượt xem: 870

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)