Thứ hai, 23/12/2024 12:35 GMT+7
Thứ tư, 21/09/2022 13:47 GMT+7

Một số đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực thanh tra ngành khoa học và công nghệ

                                                                                              Thực hiện:  (1) Nguyễn Văn Thành, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ
                                                                                                                  (2) Mai Văn Cương, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ

Thành viên chính nhóm thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực thanh tra ngành khoa học và công nghệ đến năm 2025”

Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) được giao thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực thanh tra ngành khoa học và công nghệ đến năm 2025”

Để có cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực thanh tra ngành KH&CN, Thanh tra Bộ đã tiến hành khảo sát, thu thập thông tin, xin ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan để xây dựng dự thảo Đề án

Trong khuôn khổ nghiên cứu Đề án cho thấy:

Các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành KH&CN đã thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ KH&CN, pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và các quy định khác liên quan. Cho đến nay, hệ thống các cơ quan thanh tra ngành KH&CN từ Trung ương đến địa phương và xây dựng lực lượng đội ngũ công chức, thanh tra viên; xây dựng và hoàn thiện thể chế về lĩnh vực KH&CN và pháp luật về thanh tra; xây dựng định hướng, chương trình, kế hoạch thanh tra; tiến hành thanh tra; kiểm tra, giám sát hoạt động thanh tra, tổ chức thực hiện Kết luận thanh tra. Hoạt động thanh tra của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành KH&CN thường xuyên được đổi mới, ngày càng hiệu quả, các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành KH&CN từ Trung ương đến địa phương đã tiến hành hàng nghìn cuộc thanh tra trên các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước lĩnh vực KH&CN, phát hiện nhiều sai phạm, những sơ hở trong công tác quản lý, những hạn chế, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật để kiến nghị giải pháp sửa chữa, khắc phục, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước lĩnh vực KH&CN. Năng lực, trình độ chuyên môn của các cơ quan thanh tra ngành KH&CN, công chức, thanh tra viên ngày càng nâng cao. Mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan trong công tác thanh tra, kiểm tra ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn. Từ thực tiễn và kết quả hoạt động, các cơ quan thanh tra ngành KH&CN đã có những chuyển động và từng bước trở thành thiết chế quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về KH&CN.

Bên cạnh những những thuận lợi nêu trên, thanh tra ngành KH&CN còn có không ít khó khăn, thách thức:

Khi sắp xếp, bố trí lại các đơn vị tại Sở KH&CN, đã có tình trạng sáp nhập Thanh tra Sở vào các đơn vị chuyên môn khác thuộc Sở KH&CN. Đội ngũ thanh tra viên, công chức của các cơ quan thanh tra ngành KH&CN chưa đảm bảo về số lượng, thường xuyên có sự thay đổi đây là một trong những thách thức, khó khăn mới của thanh tra ngành KH&CN. Một số công chức còn chưa được đào tạo nghiệp vụ thanh tra cơ bản để thực hiện nhiệm vụ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện đi lại phục vụ công tác còn thiếu, gặp khó khăn, việc xây dựng và cập nhật, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý và hoạt động của các cơ quan thanh tra ngành KH&CN, đặc biệt ở địa phương chưa đảm bảo thực hiện nhiệm vụ. Việc tổ chức thực hiện thanh tra theo kế hoạch còn gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân chính là số lượng cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng chịu sự quản lý, thanh tra, kiểm tra của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp nhiều, phạm vi rộng, trong khi số lượng công chức, thanh tra viên thuộc các cơ quan thanh tra ngành KH&CN mỏng, nhất là trong bối cảnh hiện nay, theo yêu cầu của cải cách hành chính, việc sắp xếp tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế đặt ra hiện nay nên rất khó để hoàn thành kế hoạch đặt ra. Bên cạnh đó, biên chế, kinh phí ít, các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra còn phải thực nhiều nhiệm vụ khác bên cạnh hoạt động thanh tra, nên một số nhiệm vụ chưa thể tập trung triển khai có hiệu quả như: việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kiến nghị thanh tra, việc giám sát hoạt động đoàn thanh tra theo quy định, trên thực tế, còn mang tính hình thức.

Khó khăn, thách thức nêu trên xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu: nhận thức của một số đơn vị, địa phương về vị trí, vai trò của thanh tra KH&CN còn chưa đúng tầm quan trọng trong quản lý nhà nước về KH&CN để quan tâm, bố trí nhân lực và kinh phí thực hiện; yêu cầu cấp bách trong cải cách bộ máy, tinh giản biên chế, cải cách tài chính công; việc bố trí, bảo đảm kinh phí và các điều kiện về cơ sở vật chất cho hoạt động thanh tra đôi lúc còn hạn chế.

Từ tình hình thực tiễn và các kết quả nghiên cứu đã thu nhận được, nhóm thực hiện nhiệm vụ đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực thanh tra ngành KH&CN. Cụ thể như sau: Hoàn thiện thể chế về tổ chức và hoạt động, chế độ chính sách và điều kiện hoạt động cho thanh tra ngành KH&CN; duy trì và tăng cường vai trò của thanh tra Sở KH&CN tại địa phương; kiện toàn tổ chức cơ quan thanh tra ngành KH&CN, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế; nâng cao năng lực đội ngũ công chức thanh tra ngành KH&CN; đổi mới quy trình, phương pháp thanh tra chuyên ngành KH&CN; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho các cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành KH&CN, bổ sung các thiết bị chuyên dùng bảo đảm thực hiện có hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi pháp luật; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành KH&CN; thiết lập đội ngũ cộng tác viên có phẩm chất đạo đức, có chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm phù hợp; có kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp thanh tra chuyên ngành KH&CN cho đội ngũ cộng tác viên; đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế về các vấn đề liên quan nhằm nâng cao việc thực hiện nhiệm vụ và tuân thủ cam kết quốc tế.

Đề xuất các giải pháp nêu trên phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác thanh tra; phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính nhà nước, gắn với chức năng, nhiệm vụ về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực./.

 

 

 

 

 

Lượt xem: 7402

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
   capcha_img
Khách online:21169
Lượt truy cập: 47210145