Có thể coi một trong số những yếu tố giữ vai trò quan trọng giúp thương mại hóa công nghệ thành công tại Việt Nam chính là quyền SHTT. Tuy nhiên, tình hình bảo hộ quyền SHTT hiện nay ở nước ta chưa thực sự mạnh, số lượng đơn đăng ký sáng chế công nghệ còn ít. Tình trạng xâm phạm quyền SHTT đang là vấn đề cần phải được giải quyết. Vi phạm quyền SHTT đã gây tâm lý chán nản, mất động lực cho người nghiên cứu khoa học và những người làm công tác chuyển giao công nghệ. Xung quanh vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Lê Ngọc Lâm, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ).
Xin ông cho biết, hoạt động hỗ trợ thương mại hóa tài sản trí tuệ hiện đang có những chính sách như thế nào để hỗ trợ hoạt động này?
Ông Lê Ngọc Lâm: Theo kết cấu của hệ thống SHTT hiện đại, hệ thống thực thi của Việt Nam gồm các bước khác nhau. Cụ thể bằng các biện pháp hành chính chúng ta cũng có cơ quan trực thuộc Chính phủ, bên cạnh đó có thể sử dụng các biện pháp dân sự, nộp hồ sơ tại các tòa án. Hầu hết các chủ thể của Việt Nam đều lựa chọn biện pháp hành chính để xử lý vì tiêu chuẩn là nhanh gọn, có thể xử lý được sớm các vụ việc. Nhưng nhược điểm là không dứt điểm và không có cách bồi thường thiệt hại. Theo yêu cầu cũng như mục tiêu của chúng ta cố gắng giảm tải các hoạt động này ở các cơ quan thực thi của Chính phủ bằng biện pháp hành chính để chúng ta tập trung hơn vào các biện pháp quân sự thì cần có sự vào cuộc của tòa án, thẩm phán. Bên cạnh đó, kiến thức về sở hữu trí tuệ chuyên sâu đòi hỏi các toàn án vào cuộc rất nhanh và cần có sự chuẩn bị lực lượng chu đáo để vào cuộc. Và chỉ có bằng cách đó, thì gánh nặng về xử lý các vụ việc về thực thi SHTT mới được gỡ bỏ, giảm tải cho các cơ quan hành chính thực hiện các nhiệm vụ về xác lập quyền SHTT.
Ông Lê Ngọc Lâm, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN)
Ông đánh giá như thế nào về năng lực thực thi quyền SHTT của Việt Nam hiện nay?
Ông Lê Ngọc Lâm: Hiện nay, năng lực thực thi quyền SHTT của chúng ta mặc dù đã đáp ứng được phần nào yêu cầu của thực tế nhưng chưa thể nói là cao. Đặc biệt, rất nhiều cơ quan của chúng ta tham gia và thực hiện nhiệm vụ này như Quản lý thị trường, công an kinh tế, hải quan,…và lực lượng cảnh sát kinh tế. Để có thể thực thi được quyền SHTT thì trước hết cần hiểu được bản chất quyền SHTT, nếu không hiểu được bản chất khi gặp những vấn đề khó thì việc đưa ra những quyết định chính xác sẽ gặp rất nhiều khó khăn đối với những chuyên gia hoặc cán bộ phải tham gia vào hệ thống này, mà chưa được đào tạo một cách bài bản. Mặt khác, hệ thống của chúng ta đôi khi không giữ được cán bộ ở vị trí đó do công tác luân chuyển cán bộ, khi cán bộ mới vấp phải những vụ việc như vậy mất rất nhiều thời gian, thậm chí không giám đưa ra quyết định của mình và phải nhờ các cơ quan chuyên môn để đưa ra những quyết định đó. Đây là những cản trở trong hệ thống của chúng ta, chính vì vậy việc cải tổ hệ thống thực thi này, đặc biệt là đẩy mạnh việc thực thi bằng biện pháp dân sự là việc không chỉ của chúng ta mà cả trên thế giới và chỉ bằng cách đó, thì vụ việc mới được giải quyết dứt điểm. Để làm được điều đó cần bồi dưỡng nhân lực, xây dựng đội ngũ chuyên trách ở từng cấp một là nhiệm vụ quan trọng cần được chú trọng.
Vậy theo ông trong thời gian tới, cần phải có những bước đi cụ thể như thế nào để hay đổi năng lực thực thi quyền SHTT ở nước ta?
Ông Lê Ngọc Lâm: Nâng cao trình độ, tìm cách cố gắng đưa được các vụ việc đó a các cấp để xử lý và bằng biện pháp dân sự thì chế tài mới đủ mạnh để bồi thường thông qua đó, từng bước để cải thiện môi trường kinh doanh của chúng ta. Hiện nay, Cục Sở hữu trí tuệ đang thực hiện hàng loạt các hoạt động về đào tạo, nâng cao nhận thức về quyền SHTT không chỉ đối với giới nghiên cứu, mà đối với nhiều cấp, nhiều ngành, trong sinh viên có rất nhiều khóa, chương trình đào tạo. Chúng tôi làm nhiều đĩa, phim hoạt hình nhằm giới thiệu vào các trường đại học, giúp các bạn sinh viên hiểu được vai trò quan trọng về SHTT. Trong sinh viên, chúng tôi tuyên truyền văn hóa tôn trọng quyền SHTT. Chúng tôi mong rằng các cơ quan Báo chí, truyền thông cũng tuyên truyền cùng chúng tôi sao cho giới trẻ cố gắng không sử dụng các hàng xâm phạm quyền SHTT vì có cầu thì sẽ có cung. Khi đó hàng chính hãng sẽ bảo vệ quyền của người tiêu dùng.
Để đưa thương mại hóa SHTT vào đời sống, ông đánh giá như thế nào về mối liên hệ giữa doanh nghiệp, cơ quan quản lý, nhà nghiên cứu đã thực sự gắn bó với nhau chưa?
Ông Lê Ngọc Lâm: Với cơ quan quản lý, chúng tôi cũng tìm mọi biện pháp để đưa ra các chính sách có thể hỗ trợ được cho các nhà nghiên cứu nhằm thúc đẩy thương mại hóa được sản phẩm của mình. Tuy nhiên, cũng phải nói đây là những chính sách, và những chính sách này có đi vào cuộc sống hay không thì điều đó phụ thuộc rất nhiều vào nguồn lực hiện nay. Đất nước ta còn nhiều khó khăn, nên tự thân các nhà sáng tạo, những người nghiên cứu có sản phẩm họ cần phải biết kết nối với các doanh nghiệp. Kết nối với doanh nghiệp để tận dụng thế mạnh sản xuất, các yếu tố về quản lý sản phẩm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để những sản phẩm đó thực sự hấp dẫn với người tiêu dùng và được họ lựa chọn thì những sản phẩm như vậy cần phải dựa trên giải pháp kĩ thuật, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp tốt được người tiêu dùng chấp nhận thì sản phẩm đó sẽ được thương mại hóa. Do đó, không chỉ sáng tạo ra tài sản trí tuệ để đăng kí mà cần tạo ra tài sản trí tuệ tốt có chất lượng, có khả năng đến được với người tiêu dùng và đem lại tài chính cho những nhà sáng tạo. Có như thế hoạt động sáng tạo mới có đất sống được.
Liên kết nguồn tin: http://vietq.vn/thuong-mai-hoa-cong-nghe-chia-khoa-de-dua-khcn-vao-cuoc-song-d119296.html