Thứ ba, 14/08/2018 15:13 GMT+7

Thông tin về kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia: “Nghiên cứu tổng thể giải pháp công trình đập dâng nước nhằm ứng phó tình trạng hạ thấp mực nước, đảm bảo an ninh nguồn nước cho vùng hạ du Sông Hồng”. Mã số: ĐTĐL.CN-58/15

I. Thông tin chung về nhiệm vụ:

a. Tên nhiệm vụ: “Nghiên cứu tổng thể giải pháp công trình đập dâng nước nhằm ứng phó tình trạng hạ thấp mực nước, đảm bảo an ninh nguồn nước cho vùng hạ du Sông Hồng”.

b. Mã số: ĐTĐL.CN-58/15

c. Kinh phí từ ngân sách SNKH: 11.650 triệu đồng.

d. Thời gian thực hiện theo Hợp đồng: Từ tháng 12 năm 2015 đến tháng 5 năm 2018

e. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam

f. Chủ nhiệm nhiệm vụ: GS.TS. Trần Đình Hoà

g. Các thành viên tham gia chính:

1. ThS. Ngô Thế Hưng, Viện khoa học Thủy lợi Việt Nam

2. ThS. Bùi Cao Cường, Viện khoa học Thủy lợi Việt Nam

3. ThS. Nguyễn Mạnh Linh, Viện khoa học Thủy lợi Việt Nam

4. TS. Lê Viết Sơn, Viện Quy hoạch Thủy lợi

5. GS.TSKH. Phạm Hồng Giang, Hội đập lớn và Phát triển Nguồn nước Việt Nam

6. GS.TS. Trương Đình Dụ, Hội đập lớn và Phát triển Nguồn nước Việt Nam

7. ThS.  Nguyễn Phương Hà, Viện khoa học Thủy lợi Việt Nam

8. ThS. Phạm Tuyết Mai, Viện Quy hoạch Thủy lợi

II. Thời gian, địa điểm dự kiến tổ chức đánh giá, nghiệm thu

Bộ Khoa học và Công nghệ, số 113 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội. Dự kiến thời gian tổ chức đánh giá, nghiệm thu: 8/2018

III. Nội dung báo cáo tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

1. Về sản phẩm khoa học:

1.1. Danh mục sản phẩm đã hoàn thành:

Dạng II:

- Báo cáo Cơ sở khoa học cho việc đề xuất tổng thể các giải pháp công trình đập dâng nhằm ứng phó tình trạng hạ thấp mực nước về mùa khô và mất cân bằng thoát lũ vùng hạ du sông Hồng, đảm bảo khai thác đa mục tiêu;

- Báo cáo tổng thể các giải pháp công trình đập dâng: vị trí, quy mô, mục tiêu của từng đập và cả hệ thống đập dâng nước trên sông Hồng;

- Báo cáo kết quả tính toán thủy lực hệ thống vùng hạ du sông Hồng sau khi xây dựng các công trình dâng nước và về mùa kiệt và mùa lũ;

- Báo cáo đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật giữa việc xây dựng các công trình ngăn sông điều tiết mực nước trên sông Hồng với các giải pháp công trình khác.

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược (ĐMC)

- Báo cáo Đề xuất giải pháp thực hiện, lập kế hoạch và phân kỳ đầu tư xây dựng và bổ sung vào quy hoạch tổng thể hệ thống sông Hồng;

- Hồ sơ thiết kế sơ bộ phương án cụ thể cho các vị trí công trình ưu tiên;

- Cơ sở dữ liệu phục vụ bổ sung, điều chỉnh các công trình đập dâng vào quy hoạch sông Hồng - sông Thái Bình.

Dạng III

- Bài báo: Giải pháp tổng thế cụm công trình đa mục tiêu điều tiết nguồn nước từ sông Hồng qua sông Đuống.

- Bài báo: Tác động của việc hạ thấp lòng dẫn và mực nước mùa kiệt đến công trình thủy lợi trên sông Hồng.

- Bài báo: Thách thức và một số giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước ở Việt Nam.

- Bài báo: Quy mô và bố trí tổng thể âu thuyền đảm bảo giao thông vận tải thủy khi xây dựng công trình đập dâng điều tiết nước trên sông Hồng, sông Đuống.

Kết quả tham gia đào tạo:

- Đào tạo được 1 Thạc sỹ đã được cấp bằng, 02 thạc sỹ đang làm luận văn.  

Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

- Đăng ký 02 giải pháp hữu ích, 01 giải pháp đã được chấp nhận đơn, 01 giải pháp đã nộp hồ sơ.

2. Về những đóng góp mới của nhiệm vụ:

- Các kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ cùng với các nghiên cứu khác về sông Hồng một lần nữa đã chỉ ra thực trạng, nguyên nhân cũng như tác động của việc hạ thấp mực nước và mất cân bằng thoát lũ (phân lưu sông Đuống) trên sông Hồng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực đồng bằng sông Hồng – Thái Bình, đồng thời kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ cũng đã đưa ra các giải pháp, đề xuất các vị trí xây dựng công trình điều tiết trên sông Hồng để khắc phục tình trạng hạ thấp mực nước trên sông Hồng.

- Trước mắt kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ có thể chuyển giao vào thực tế để rà soát, cập nhật quy hoạch thủy lợi vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2012 - 2020 và định hướng đến năm 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng và xa hơn nữa là ứng dụng để xây dựng các công trình đập dâng nước trên hệ thống sông Hồng và các hệ thống sông khác tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

- Các công nghệ mới trong xây dựng công trình đập dâng nước trên sông Hồng nếu thành công sẽ mở ra một hướng nghiên cứu ứng dụng mới trong xây dựng các công trình đập dâng nước trên dòng chính của các hệ thống sông lớn nhằm mục đích điều tiết dòng chảy, cấp nước, cải thiện môi trường sinh thái…

 - Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp thêm vào kinh nghiệm về các giải pháp xây dựng công trình đập ngăn sông, điều tiết nước nói chung và đặc biệt là mở ra một hướng quan trọng trong việc khắc phục tình trạng cạn kiệt của dòng chảy trên hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình nhằm đáp ứng các điều kiện phát triển kinh tế xã hội.

3. Về hiệu quả của nhiệm vụ:

3.1. Hiệu quả kinh tế

- Đối với sản xuất nông nghiệp:

+ Các công trình đập dâng điều tiết nước trên sông Hồng khi xây dựng sẽ tận dụng được lượng nước xả từ các hồ chứa nước thượng nguồn điều tiết để cấp nước cho các ngành kinh tế quốc dân trong đó nông nghiệp là ngành sản xuất là có nhu cầu nước 7 lớn nhất và cũng là thế mạnh của vùng kinh tế Bắc Bộ. Công trình khi được thực hiện sẽ khắc phục triệt để việc thiếu nước của các hệ thống thủy nông nói trên. Và đặc biệt là sử dụng triệt để về khả năng của nguồn nước trên sông Hồng trước khi để nó chảy ra biển. Với sản xuất nông nghiệp sẽ mang lại những hiệu ích thiết thực như:

+ Tăng năng xuất cây trồng

+ Tiết kiện năng lượng tưới

+ Chủ động trong việc tưới tiêu nông nghiệp

+ Tiết kiệm được chi phí khi không phải sử dụng các giải pháp như trạm bơm dã chiến, xả nước từ hồ chứa….

- Đối với phát điện

+ Việc xây dựng các công trình đập dâng điều tiết nước trên hệ thống sông Hồng và sông Đuống sẽ phần nào đảm bảo cho các nhà máy thủy điện ở thượng nguồn không còn trong tình trạng phải xả nước bắt buộc để cung cấp nước phục vụ cho nông nghiệp, làm giảm hiệu quả kinh tế như hiện nay.

- Đối với giao thông thủy:

 + Những năm gần đây, mực nước trên sông Hồng giảm đi rõ rệt. Sau khi có các hồ chứa lớn phía thượng nguồn thì lượng phù sa giảm rõ rệt và hiện tượng xói nước trong đã làm lòng sông sẽ bị xói sâu, mực nước lại càng xuống thấp. Mực nước năm sau thấp hơn năm trước, sông Hồng nhiều đoạn hoàn toàn trơ đáy, chỉ có một lạch nước nhỏ đã khiến cho giao thông thủy hoàn toàn bị tê liệt.

+ Khi xây dựng công trình đập dâng điều tiết nước, mực nước trên sông Hồng sẽ đảm bảo cho giao thông thủy phát triển một cách triệt để. Góp phần quan trọng phát triển kinh tế cho vùng đồng bằng Bắc Bộ.

3.2. Hiệu quả xã hội

- Đối với cấp nước sinh hoạt:

Quá trình đô thị hoá ngày càng mạnh mẽ, nhu cầu về nước cho các đối tượng dùng nước ngày một gia tăng, nhưng chất lượng môi trường nước và nguồn nước đang ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng, do đó việc tạo một nguồn nước mặt dồi dào chủ động cho việc phòng chống ô nhiễm và cải tạo môi trường có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Việc dâng mực nước ổn định ở Sông Hồng góp phần làm cho việc cấp nước Hà Nội chủ yếu là từ nguồn nước mặt ngày càng hiện thực.

- Đối với môi trường khu vực:

Do không có nguồn cấp để có dòng chảy thường xuyên, hầu hết các dòng sông, hồ ao của Thủ đô đều bị ô nhiễm nặng nề. Việc xây dựng đập dâng điều tiết nước trên sông Hồng sẽ chủ động dâng mực nước vào các hệ thống sông trong thành phố, có tác dụng duy trì dòng chảy thường xuyên, “thau rửa” các con sông bị ô nhiễm đảm bảo cho môi trường trong khu vực được cải thiện. Việc xây dựng công trình đập dâng nước 8 tạo thành một hồ chứa nhân tạo cùng với việc quy hoạch, bố trí tổng thể và kiến trúc công trình phù hợp, hài hòa sẽ tạo điểm nhấn cho Thủ đô và tạo thành điểm du lịch lý tưởng tăng hiệu quả tổng hợp của công trình.

IV. Tự đánh giá, xếp loại kết quả thực hiện nhiệm vụ

1. Về tiến độ thực hiện: Nộp hồ sơ đúng hạn

2. Về kết quả thực hiện nhiệm vụ: Xuất sắc

Nguồn: Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật

Lượt xem: 2197

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)