Hội
nghị nhằm mục đích tạo diễn đàn trao đổi học thuật và giao lưu văn hóa
giữa các sinh viên Việt Nam và Nhật Bản. Hội nghị VJSE 2015 là Hội nghị
lần thứ VIII được tổ chức và là năm thứ 3 liên tiếp được duy trì tổ chức
1 năm một lần (từ năm 2013, 2014 và 2015) với sự bảo trợ của Bộ Khoa
học và Công nghệ, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka, Trung ương Hội
liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Đại học Kyoto và Đại học Công nghệ Kyoto.
Hội nghị giao lưu khoa học sinh viên Việt Nam – Nhật Bản lần
thứ VIII đã được tổ chức thành công tốt đẹp, với nhiều bài tham luận có
giá trị khoa học cao và bám sát các vấn đề thực tiễn tại Việt Nam và
Nhật Bản.
Thứ Trưởng Chu Ngọc Anh phát biểu tại Lễ khai mạc Hội nghị VJSE 2015
Phát
biểu tại Lễ khai mạc, Thứ trưởng Chu Ngọc Anh nhấn mạnh Việt Nam đang
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nền
kinh tế tri thức, chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế dựa vào nguồn
lực vật chất sang dựa vào nguồn lực trí tuệ con người, Chính phủ Việt
Nam đã và đang dành sự quan tâm đặc biệt đến phát triển đội ngũ trí
thức, trong đó có đội ngũ cán bộ khoa học trẻ đang được đào tạo ở nước
ngoài nói chung và những trí thức đang được đào tạo tại đất nước có nền
khoa học và công nghệ phát triển hàng đầu thế giới như Nhật Bản nói
riêng. Các nhà khoa học trẻ đang nghiên cứu và học tập tại Nhật Bản
không chỉ là nguồn nhân lực chất lượng cao, có những đóng góp trí tuệ to
lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước mà còn là cầu nối
quan trọng, thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác khoa học và công nghệ với Việt Nam
trong thời gian tới.
Thứ Trưởng Chu Ngọc Anh trao giải cho các tác giả có bài trình bày xuất sắc nhất tại Hội nghị VJSE 2015
Thứ
trưởng Chu Ngọc Anh trò chuyện với các lưu học sinh Việt Nam tham dự
Hội nghị VJSE 2015 về những chính sách mới của Chính phủ Việt Nam trong
việc thu hút tuyển dụng và đãi ngộ nhân tài khoa học
Nhân
chuyến công tác, Đoàn cũng đã tới thăm và làm việc với Trường Đại học
Kyoto, một trong những Trường Đại học danh tiếng hàng đầu của Nhật Bản
và trên thế giới. Tại buổi làm việc Giáo sư Junichi Mori, Phó Hiệu
trưởng Trường Đại học Kyoto đánh giá rất cao khả năng nghiên cứu cũng
như tinh thần ham học hỏi của các lưu học sinh Việt Nam đang học tập tại
Trường và đề xuất với phía Việt Nam xem xét tham gia vào các dự án
nghiên cứu mà nhà Trường đang thực hiện với một số nước Đông Nam Á. Đáp
lời, Thứ trưởng Chu Ngọc Anh đề nghị Ban giám hiệu Trường Đại học Kyoto
tiếp tục quan tâm và tạo điều kiệu cho các lưu học sinh Việt Nam đang
học tập tại Trường và bày tỏ sự ấn tượng sâu sắc trước thành tích nghiên
cứu khoa học cũng như bề dày lịch sử của nhà Trường, với 9 giải Nobel, 2
giải Field và hàng loạt các giải thưởng khoa học danh giá khác mà các
Giáo sư của nhà Trường có được cho đến nay. Đặc biệt là với tình cảm mà
cá nhân Giáo sư Junichi Mori dành cho Việt Nam.
Ban Giám Hiệu Trường Đại học Kyoto
Thứ trưởng Chu Ngọc Anh tặng quà lưu niệm cho Giáo sư Junichi Mori
Cũng
trong chuyến công tác, Đoàn đã tới thăm và làm việc với Viện Công nghệ
Kyoto, thăm Trung tâm nghiên cứu về Ruồi giấm của nhà Trường, được đánh
giá là một trong ba Trung tâm nghiên cứu về Ruồi giấm dẫn đầu trên thế
giới. Nơi đây hiện có hàng chục nghiên cứu sinh Việt Nam đang học tập
dưới sự dẫn dắt của Giáo sư Kaeko Kamei. Tại buổi làm việc, Thứ trưởng
Chu Ngọc Anh đề nghị Lãnh đạo Viện cũng như cá nhân Giáo sư Kaeko Kamei
giúp đỡ các nghiên cứu sinh Việt Nam nhanh chóng nắm bắt những kiến thức
khoa học và thúc đẩy việc thành lập một Trung tâm nghiên cứu về Ruồi
giấm tại Trường Đại học Y Hà Nội.
Giáo
sư Kaeko Kamei (người thứ 2 từ trái sang), Giáo sư Tạ Thành Văn– Phó
Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội (người thứ 2 từ phải sang).
Thứ trưởng Chu Ngọc Anh đang hỏi chuyện các sinh viên Đại học Công nghệ Nhật Bản vừa trở về sau chuyến thực tập tại Việt Nam.
Đoàn làm việc với Ban Lãnh đạo Viện Công nghệ Kyoto
Thứ trưởng Chu Ngọc Anh tặng quà lưu niệm cho Giáo sư Furuyama Masao Viện trưởng Viện Công nghệ Kyoto
Việt Nam và Nhật
Bản đã thiết lập mối quan hệ hợp tác chiến lược với sự trao đổi, hợp tác sâu
rộng trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, văn hóa, và kinh tế. Trong những
năm trở lại đây, số lượng sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam sang nghiên cứu,
học tập tại Nhật Bản ngày càng gia tăng. Theo số lượng thống kê của JASSO,
tính đến ngày 01/5/2015, tại Nhật Bản hiện có tổng cộng hơn 25 nghìn du học
sinh và tu nghiệp sinh Việt Nam.
|