Thứ sáu, 22/11/2019 15:51 GMT+7

Thông tin về kết quả thực hiện đề tài cấp quốc gia: Nghiên cứu xây dựng gói dịch vụ y tế cơ bản hướng tới bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân dựa trên bảo hiểm y tế tại Việt Nam

1. Thông tin chung về đề tài:

Tên đề tài: Nghiên cứu xây dựng gói dịch vụ y tế cơ bản hướng tới bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân dựa trên bảo hiểm y tế tại Việt Nam

Mã số: ĐTĐL.XH-05/15

Kinh phí:    2.400 triệu đồng

Thời gian thực hiện: Từ tháng 10/2015 đến tháng hết 9/2018, được gia hạn đến hết tháng 9/2019.

Tổ chức chủ trì:    Viện Chiến lược và Chính sách Y tế

Chủ nhiệm:  PGS.TS. Phạm Lê Tuấn

Các thành viên tham gia thực hiện chính:

- PGS.TS Phạm Lê Tuấn – Bộ Y tế

TS. Trần Thị Mai Oanh – Viện Chiến lược và Chính sách Y tế

TS. Khương Anh Tuấn – Viện Chiến lược và Chính sách Y tế

TS. Nguyễn Khánh Phương – Viện Chiến lược và Chính sách Y tế

TS. Phan Hồng Vân – Viện Chiến lược và Chính sách Y tế

TS. Thẩm Chí Dũng – Bộ Y tế

TS. Hà Anh Đức – Bộ Y tế

TS. Phạm Đình Thành – Bảo hiểm xã hội Việt Nam

TS. Dương Huy Liệu – Hội Kinh tế Y tế Việt Nam

PGS.TS. Giang Thanh Long – Viện Chính sách Công và Quản lý

Ths. Dương Đức Thiện – Bộ Y tế

TS. Nguyễn Thị Thắng – Viện Chiến lược và Chính sách Y tế

BS. Hoàng Thu Thủy – Viện Chiến lược và Chính sách Y tế

Ths. Nguyễn Thị Thủy – Viện Chiến lược và Chính sách Y tế

BS. Ong Thế Duệ - Viện Chiến lược và Chính sách Y tế

Ths. Phạm Văn Hiến – Viện Chiến lược và Chính sách Y tế

Ths. Nguyễn Tuấn Việt – Viện Chiến lược và Chính sách Y tế

BS. Phùng Lâm Tới – Viện Chiến lược và Chính sách Y tế

Ths. Nguyễn Hoàng Giang – Viện Chiến lược và Chính sách Y tế

2. Thời gian, địa điểm dự kiến tổ chức đánh giá, nghiệm thu

Thời gian:   tháng 12/2019

Địa điểm:    Bộ Khoa học và Công nghệ

3. Nội dung báo cáo tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

3.1. Về sản phẩm khoa học:

Đề tài đã hoàn thành các sản phẩm khoa học như trong thuyết minh đã được phê duyệt.Các sản phẩm đều được đánh giá là “Đạt”. Các sản phẩm gồm:

Dạng I:

- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu

Báo cáo tóm tắt và Báo cáo kiến nghị

70 chuyên đề khoa học, 03 Báo cáo khoa học,

01 danh mục dịch vụ y tế cơ bản tuyến y tế cơ sở

03 Kỷ yếu Hội thảo

Dạng II:

06 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành trong nước và 01 bài báo đăng trên tạp chí quốc tế, cụ thể như sau:

 + Phạm Lê Tuấn, Trần Thị Mai Oanh, Ong Thế Duệ, Nguyễn Khánh Phương (2017), Kinh nghiệm quốc tế về vài trò của đánh giá công nghệ y tế trong xây dựng gói dịch vụ y tế cơ bản, Tạp chí Chính sách Y tế, số 20/2017, ISSN 1859-2643

 + Trần Thị Mai Oanh, Khương Anh Tuấn, Nguyễn Khánh Phương, Hoàng Thu Thủy (2017), Gói dịch vụ y tế cơ bản: Khái niệm, phạm vi và phương pháp tiếp cận qua tổng quan kinh nghiệm quốc tế, Tạp chí Y học thực hành, số 1062, 11/2017, ISSN 1859-1663

 + Phùng Lâm Tới, Nguyễn Khánh Phương, Trần Thị Mai Oanh (2017), Bước đầu ứng dụng đánh giá công nghệ y tế trong cung cấp bằng chứng cho xây dựng gói quyền lợi ý tế tại Việt Nam – Nghiên cứu trường hợp về thuốc kháng sinh, Tạp chí chính sách Y tế, số 20, ISSN 1859-2643

 + Phạm Văn Hiến, Nguyễn Khánh Phương, Phạm Lê Tuấn (2017), Đánh giá tính phù hợp trong sử dụng một số thuốc ung thư chi phí cao ở Việt Nam, Tạp chí chính sách Y tế, số 20, ISSN 1859-2643

 + Dương Đức Thiện, Nguyễn Tuấn Việt, Nguyễn Khánh Phương (2019), Ước tính chi phí sang lọc tăng huyết áp và đái tháo đường trong Gói dịch vụ y tế cơ bản tại trạm y tế xã, Tạp chí Y học dự phòng, ISSN 0868-2836                                                                 

- Đề tài cũng đã tham gia đào tạo 01 nghiên cứu sinh.

- Đề tài dự kiến chuyển giao Báo cáo tổng hợp, Báo cáo tóm tắt và Báo cáo kiến nghị cho Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế sau khi nghiệm thu sản phẩm.

3.2. Về những đóng góp mới của đề tài:

- Đề xuất phương pháp tiếp cận với Bộ Y tế về xây dựng gói dịch vụ y tế cơ bản do bảo hiểm y tế chi trả theo quy định của Luật Bảo hiểm Y tế sửa đổi số 46/2014/QH13 dựa trên gói quyền lợi bảo hiểm y tế hiện hành và tổ chức các hội thảo xin ý kiến của Ủy ban các Vấn đề xã hội của Quốc hội và các bên liên quan.

- Xây dựng và đề xuất Gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến cơ sở và cung cấp danh mục dịch vụ cơ bản cho Bộ Y tế ban hành Thông tư 39/2017/TT-BYT quy định dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến y tế cơ sở.

- Xây dựng và đề xuất quy trình, tiêu chí lựa chọn dịch vụ và xây dựng Gói dịch vụ y tế cơ bản. Xác định điều kiện cần thiết để triển khai gói dịch vụ y tế cơ bản.

- Cung cấp bằng chứng về chi phí và tác động tới quỹ BHYT khi triển khai gói dịch vụ y tế cơ bản cũng như đề xuất phương án tài chính để chỉ trả cho các cơ sở y tế trong cung ứng gói dịch vụ y tế cơ bản.

3.3. Về hiệu quả của đề tài:

-  Hiệu quả về kinh tế

+ Tổng chi phí cần thiết (nếu tính chi phí đầy đủ) cho cung ứng gói DVYT cơ bản tại tuyến xã là 8.800 tỷ đồng; bao gồm chi khám chữa bệnh, chi dịch vụ dự phòng, chi sàng lọc tăng huyết áp và đái tháo đường, chi điều trị tăng huyết áp và đái tháo đường phát hiện mới, chiếm 5,1% tổng chi quỹ BHYT.

Chi phí cần thiết để cung ứng các dịch vụ khám chữa bệnh thuộc gói DVYT cơ bản tại TYT xã từ nguồn BHYT là khoảng 3.500 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 3,9% tổng chi phí KCB BHYT, tăng 1% so với thực tế chi phí của năm 2017 (tăng mức chi trả BHYT cho KCB tại tuyến xã sẽ tăng thêm 924,3 tỷ đồng).

Về tác động chi phí: Nếu BHYT chi trả Gói DVYTCB bao gồm cả khám chữa bệnh và sàng lọc THA và ĐTĐ thì kinh phí chi trả cho tuyến xã từ quỹ BHYT sẽ tăng thêm 1.871 tỷ  và chiếm tỷ lệ 5,1% tổng chi KCB BHYT năm 2017 (theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ chi BHYT cho CSSKBĐ tại tuyến xã cần phải ở mức 20%). Việc thực hiện sàng lọc THA sẽ còn tiết kiệm được một lượng kinh phí lên tới 2.736,9 tỷ đồng do chi phí tiết kiệm được giảm chi phí điều trị THA ở tuyến dưới so với điều trị ở tuyến trên cũng như chi phí tiết kiệm được do giảm chi phí điều trị các biến chứng do THA.

Việc tăng tỷ lệ sử dụng dịch vụ y tế tại trạm y tế xã của người dân sẽ làm giảm chi phí y tế cho khám chữa bệnh ở tuyến trên cũng như làm giảm chi phí tiền túi từ hộ gia đình do chi phí y tế.

- Hiệu quả về xã hội

+ Kết quả của đề tài nghiên cứu đã cung cấp các bằng chứng có giá trị phục vụ cho việc xây dựng chính sách về y tế cơ sở với sự ra đời của Thông tư 39/2017/TT-BYT quy định về gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến y tế cơ sở. Thông tư được ban hành đúng thời điểm ngành y tế đang quan tâm và thực hiện Đề án nâng cao chất lượng KCB tuyến y tế cơ sở theo Quyết định 2348/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương, Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII. Do vậy, kết quả của đề tài đã góp phần nâng cao chất lượng KCB tại tuyến y tế cơ sở cũng như tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người dân ngay tại tuyến chăm sóc ban đầu, đảm bảo công bằng trong CSSK cho người dân và thực hiện mục tiêu bao phủ CSSK toàn dân.

+ Bên cạnh đó, kết quả của Dự án đã góp phần khắc phục được sự khác biệt về chất lượng dịch vụ y tế giữa các cơ sở y tế, qua đó người dân nói chung và đặc biệt là nhóm đối tượng người nghèo, cận nghèo, các đối tượng yếu thế và đối tượng người dân ở những vùng khó khăn sẽ được CSSK tốt hơn, đảm bảo được tính công bằng và hiệu quả trong CSSK. 

3.4. Tự đánh giá, xếp loại kết quả thực hiện đề tài

Đề tài được Hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp Cơ sở đánh giá là đạt.

 

Nguồn: Vụ Khoa học Xã hội, Nhân văn và Tự nhiên

Lượt xem: 2010

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)