Thứ hai, 04/11/2013 09:07 GMT+7

Nghiệm thu cấp nhà nước nhiệm vụ KH&CN cấp thiết thực hiện ở địa phương: "Nghiên cứu đánh giá tính thích ứng và giải pháp kỹ thuật phát triển Nopal ở vùng đất khô hạn của tỉnh Ninh Thuận”

Ngày 29/10/2013, Hội đồng Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Bộ KH&CN đã tổ chức nghiệm thu cấp nhà nước nhiệm vụ KH&CN cấp thiết mới phát sinh thực hiện ở địa phương “Nghiên cứu đánh giá tính thích ứng và giải pháp kỹ thuật phát triển Nopal ở...


Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước

Những năm gần đây, hiện tượng sa mạc hóa có nguy cơ lan nhanh và rộng hơn. Nguyên nhân của nó là hiện tượng biến đổi khí hậu ngày càng trở nên rõ nét, cộng thêm sự tàn phá thiên nhiên của con người, nhiệt độ tăng lên, không khí khô nóng,… làm cho các vùng đất sa mạc và bán sa mạc càng trở nên khô nóng hơn. Các loại cây trồng trên những vùng đất đó có nguy cơ bị hủy diệt, cuộc sống của con người và sinh vật khác sẽ trở nên khó khăn hơn về thức ăn, nước uống, nơi ở và môi trường sống. Những khó khăn nêu trên cũng là những thách thức với Việt Nam nói chung, với Ninh Thuận- vùng đất khô hạn đầy nắng và đầy gió nói riêng.

Một trong những giải pháp hữu hiệu nhất trong việc khác phục những khó khăn trên là nghiên cứu phát triển những loại cây trồng chịu hạn, có khả năng sinh trưởng nhanh, năng suất sinh vật học lớn, cung cấp thức ăn cho người và gia súc, phủ xanh đất trống, bảo vệ môi trường trên các vùng đất khô hạn.

Trên cơ sở tiếp cận đó, từ năm 2009 đến nay, nhóm nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng do PGS.TS Lê Tất Khương chủ trì đã thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ: “Nghiên cứu đánh giá tính thích ứng và giải pháp kỹ thuật phát triển Nopal ở vùng đất khô hạn của tỉnh Ninh Thuận.”.


Sản phẩm Nopal bao tử đóng lọ


Cây Nopal sinh trưởng và phát triển tốt trên đất khô hạn, ảnh chụp tháng 3/2013


Mô hình cây Nopal của đề tài đã cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho hàng nghìn con cừu vào mùa khô hạn

Từ nghiên cứu trên, nhóm nghiên cứu đã khẳng định được cây Nopal, một loại cây đa tác dụng, có khả năng thích ứng và phát triển tốt trên vùng đất khô hạn Ninh Thuận.

Trong thời gian triển khai nhiệm vụ, nhóm nghiên cứu đã nhập nội đươc 14.000 hom giống, bao gồm 13 giống Nopal và tuyển chọn được 01 giống từ tập đoàn giống địa phương và nhân giống được 36.000 hom giống. Qua đó, đã xây dựng được 4 mô hình với tổng diện tích 8 ha tại xã Mỹ Sơn huyện Ninh Sơn và xã Nhị Hà huyện Thuận Nam tỉnh Ninh Thuận. Mô hình 2 ha tại trang trại tại xã Nhị Hà đã cung cấp đủ thức ăn tươi cho trên 1000 con cừu, dê qua mùa khô hạn; nhiệm vụ cũng đã lựa chọn được 05 giống Nopal triển vọng là Copena F1, Jalpa, CopenaV1, TV, PTV - 01 có hàm lượng dinh dưỡng cao, chịu hạn và chống sâu bệnh tốt; có khả năng cho năng suất cao đạt từ 90-120 tấn tươi/ha, có khả năng làm rau cho người và thức ăn cho gia súc vào mùa khô hạn và làm cây che phủ đất. Nghiên cứu sử dụng Nopal làm rau tươi, muối dưa cho người, nhiệm vụ đã tạo ra các sản phẩm Nopal bao tử, sinh tố Nopal, rau Nopa được Hội đồng thử nếm đánh giá cao.

Ngoài ra, nghiên cứu phát triển Nopal tại Ninh Thuận nhóm nghiên cứu đã hoàn thiện được 04 quy trình: quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc nopal sau trồng; quy trình bón phân cho Nopal; quy trình nhân giống bằng phương pháp giâm nhánh và quy trình kỹ thuật thu hái và sơ chế bảo quản nopal tươi làm thức ăn cho người và gia súc; đã tổ chức đào tạo tập huấn kỹ thuật sản xuất, bảo quản, chế biến Nopal cho 20 lượt cán bộ và 640 lượt nông dân địa phương.

Thành công của đề tài là cơ sở cho việc phát triển một giống cây trồng mới, có khả năng sinh trưởng tốt trên vùng khô hạn Ninh thuận nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu dự kiến sẽ tiếp tục nghiên cứu khai thác cây Nopal theo hướng làm thực phẩm chức năng, dược phẩm, mỹ phẩm…

Hội đồng đã nhất trí nghiệm thu và đánh giá đề tài đạt loại khá.

Lượt xem: 1154

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)