Thứ hai, 06/03/2017 10:57 GMT+7

Khai thác và phát triển nguồn gen cá Chạch sông Mastacembelus armatus (Lacépefde, 1800)

Cá Chạch sông (Mastacembelus armatus) được biết đến là loài cá có chất lượng thịt thơm ngon và bổ dưỡng. Do giá trị kinh tế cao nên loài cá này đã bị khai thác một cách quá mức làm ảnh hưởng đến nguồn lợi tự nhiên và việc đánh bắt cá Chạch sông giống ngoài tự nhiên đưa về nuôi thương phẩm cũng khiến nguồn cá Chạch sông ngoài tự nhiên cạn kiệt dần. Tuy nhiên, cá Chạch sông có thể gia hóa để nuôi tự thương phẩm và chủ động sản xuất giống; nhưng những nghiên cứu về đối tượng này mới chỉ dừng lại ở các nghiên cứu về đặc điểm sinh học, mô tả phân loại hoặc thử nghiệm sinh sản nhân tạo ở quy mô nhỏ và chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn về con giống cũng như cá thương phẩm. Do vậy nghiên cứu toàn diện hơn về đối tượng này là quan trọng. Từ đó góp phần cung cấp thông tin về đặc điểm sinh học sinh sản, khả năng phát triển nguồn gen cũng như hoàn thiện và khép kín quy trình sản xuất nhân tạo giống cá Chạch sông là cần thiết. Các kết quả nghiên cứu sẽ giúp chủ động sản xuất nhân tạo ở quy mô lớn và hướng tới phát triển nuôi thương phẩm đối tượng cá ngọt tiềm năng này.
Cá Chạch sông (Mastacembelus armatus) được biết đến là loài cá có chất lượng thịt thơm ngon và bổ dưỡng. Do giá trị kinh tế cao nên loài cá này đã bị khai thác một cách quá mức làm ảnh hưởng đến nguồn lợi tự nhiên và việc đánh bắt cá Chạch sông giống ngoài tự nhiên đưa về nuôi thương phẩm cũng khiến nguồn cá Chạch sông ngoài tự nhiên cạn kiệt dần. Tuy nhiên, cá Chạch sông có thể gia hóa để nuôi tự thương phẩm và chủ động sản xuất giống; nhưng những nghiên cứu về đối tượng này mới chỉ dừng lại ở các nghiên cứu về đặc điểm sinh học, mô tả phân loại hoặc thử nghiệm sinh sản nhân tạo ở quy mô nhỏ và chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn về con giống cũng như cá thương phẩm. Do vậy nghiên cứu toàn diện hơn về đối tượng này là quan trọng. Từ đó góp phần cung cấp thông tin về đặc điểm sinh học sinh sản, khả năng phát triển nguồn gen cũng như hoàn thiện và khép kín quy trình sản xuất nhân tạo giống cá Chạch sông là cần thiết. Các kết quả nghiên cứu sẽ giúp chủ động sản xuất nhân tạo ở quy mô lớn và hướng tới phát triển nuôi thương phẩm đối tượng cá ngọt tiềm năng này.
 


Để phát triển cá Chạch sông thành đối tượng nuôi phổ biến, đáp ứng nhu cầu thực tiễn sản xuất cũng đa dạng thành phần loài cá nuôi và khai thác tiềm năng và phát triển nguồn gen cá Chạch sông phục vụ nuôi trồng thủy sản, nhóm nghiên cứu do TS. Trần Thị Thúy Hà, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đứng đầu đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khai thác và phát triển nguồn gen cá Chạch sông Mastacembelus armatus (Lacépefde, 1800)” với các mục tiêu nghiên cứu bao gồm: bổ sung các đặc điểm sinh học sinh sản của cá Chạch sông, xây dựng đàn cá Chạch sông bố mẹ và hậu bị, hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống cá Chạch sông và tiến hành thử nghiệm nuôi thương phẩm cá Chạch sông. 

Trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2013 đến 2015, nhóm nghiên cứu đã thu được các kết quả về đặc điểm sinh học sinh sản của cá Chạch sông như xác định cỡ cá tham gia sinh sản, sự phát triển của tuyến sinh dục và khả năng tái phát dục của cá Chạch sông trong điều kiện nhân tạo. Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục của cá Chạch sông đực và cái được nhiệm vụ miêu tả bằng hình ảnh khá chi tiết và đặc điểm của tinh trùng cá Chạch sông cũng được theo dõi. Đồng thời, nhóm nghiên cứu đã nắm bắt được các thông tin chính liên quan đến khả năng phát triển và giá trị nguồn gen cũng như tình hình khai thác cá Chạch sông thông qua điều tra tình hình thu gom, đánh bắt cá Chạch ở các tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái, Hòa Bình, Bắc Kạn và Thái Nguyên từ năm 2012 đến 2015. 

Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu cũng đã xây dựng được đàn cá Chạch sông bố mẹ và hậu bị. Năm 2015, đàn cá Chạch sông bố mẹ có 324 con, với chiều dài và khối lượng trung bình lần lượt là 35,63 ±1,73 cm và 81,25±4,23g; đàn cá hậu bị (do sinh sản nhân tạo năm 2012 và 2013 tạo ra) có 420 con với kích cỡ trung bình là 29,23 ± 2,03 cm và 72,21 ± 3,73g. Đối với nuôi vỗ thành thục và kích thích sinh sản cá Chạch sông, thức ăn sử dụng trong quá trình nuôi vỗ cá Chạch sông gồm 70% cá tạp+30% giun quế và tỷ lệ thành thục của cá Chạch sông năm 2015 đạt 88,01±0,25%. Kích thích sinh sản nhân tạo bằng tiêm 30 mg não thùy thể cá chép + 600 IU HCG/1kg cá cái cho hiệu quả cao nhất. Tỷ lệ nở và tỷ lệ thụ tinh đạt ở mức cao, lần lượt là 8.04±3,2% và 79,9±7,34%. 

Qua quá trình nuôi thử nghiệm, nhóm nghiên cứu nhận thấy mật độ và thức ăn thích hợp cho cá từ giai đoạn cá bột lên cá hương và cá giống là gồm 50% trùn chỉ + 50% động vật phù du với mật độ ương 15-20 con/lít giai đoạn cá bột lên cá hương và 400-600 con/bể 3m3 giai đoạn cá hương lên giống. 

Tình trạng bệnh trên cá Chạch sông cũng cho thấy, cá bố mẹ có thể bị bệnh do nhiễm ký sinh trùng Dactyrogyrus sp, vi khuẩn Aeromona sản phẩm hoặc vi rút Lymphocystivirus gây nên; giai đoạn cá hương và cá giống có thể bị bệnh nhiễm trùng quả dưa Trichodina sp, bệnh vi khuẩn Plesiomonas shigelloides. Một số biện pháp điều trị bệnh cho cá đã được nhóm nghiên cứu đưa vào thử nghiệm, nhưng các kết quả thu được chưa mang lại hiệu quả cao.

Như vậy có thể phát triển và khai thác nguồn gen các cá Chạch sông một cách hợp lý để có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường và giảm áp lực đánh bắt cá Chạch sông ngoài tự nhiên. 

Nhóm nghiên cứu cũng kiến nghị mở rộng quy mô sản xuất giống nhân tạo nhằm bảo tồn và phát triển đối tượng cá Chạch sông, đặc biệt với các tỉnh miền núi phía Bắc. Thử nghiệm các mô hình nuôi thương phẩm cá Chạch sông và hạch toán hiệu quả kinh tế các mô hình để làm cơ sở cho việc phát triển cá Chạch sông trở thành đối tượng nuôi có tiềm năng. Cần có biện pháp lưu giữ, bảo tồn và phát triển cá Chạch sông để đảm bảo an toàn cho nguồn gen quý hiếm này.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 12171) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

Nguồn: P.T.T (NASATI)

Lượt xem: 3566

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)