Thứ ba, 27/03/2018 11:35 GMT+7

“Nghiên cứu xây dựng và ứng dụng quy trình xác định các hợp chất hữu cơ đa võng thơm (PAH) và DELTHAMETHRIN đáp ứng các rào cản kỹ thuật trong công nghiệp dệt may”

Tại Việt Nam, việc nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp xác định các chất có mối nguy hại cao trong sản phẩm dệt may còn mới. Số lượng các công trình đã nghiên cứu, thực hiện mới bao gồm: thuốc nhuộm azo, formaldehyt, một số kim loại nặng như chì, cadimi, crôm hóa trị VI, niken giải phóng, các chất hóa dẻo phtalat, dimetyl fumarat, các hợp chất hữu cơ thiếc, các chất bảo quản, nonylphenol ethoxylat, một số chất chống cháy... Số lượng này là còn quá ít so với lượng hóa chất được xác định là có mối nguy hại với con người, môi trường mà có thể sử dụng trong ngành công nghiệp dệt may.

 

Trong số các chất có mối nguy hại cao trên sản phẩm dệt may có các hợp chất hữu cơ đa vòng thơm (PAH) và delthamethrin. Các PAH được tạo thành trong quá trình tổng hợp sợi, chế biến thuốc nhuộm hoặc các chất phụ gia cho vật liệu dệt từ dầu mỏ. Delthamethrin được sử dụng như một thuốc chống muỗi trên màn hoặc thuốc trừ sâu trên bông.

Tuy nhiên, các phòng thử nghiệm dệt may của Việt Nam vẫn chưa có phương pháp thử để xác định 02 nhóm hợp chất nói trên. Để nắm bắt được các cơ hội khi các hiệp định thương mại tự do như TTP, FTA có hiệu lực, việc nghiên cứu xây dựng và ứng dụng các phương pháp thử nghiệm xác định các chất có mối nguy hại cao đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về hạn chế hóa chất trong công nghiệp dệt may là rất cần thiết.

Cơ quan chủ trì đề tài Viện Dệt May đã cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài ThS. Lê Văn Hậu thực hiện đề tài "Nghiên cứu xây dựng và ứng dụng quy trình xác định các hợp chất hữu cơ đa vòng thơm và delthamethrin đáp ứng các rào cản kỹ thuật trong công nghiệp dệt may" nhằm mở rộng năng lực thử nghiệm tuân thủ theo danh sách các chất cấm hoặc hạn chế được cập nhật thường xuyên, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đáp ứng các yêu cầu của thị trường nhập khẩu đích thông qua dịch vụ thử nghiệm xác định các PAH và delthamethrin, giúp doanh nghiệp kiểm soát đầu vào của các nguyên liệu cũng như các sản phẩm trước khi xuất khẩu tránh các thiệt hại về kinh tế, đáp ứng nhu cầu hội nhập Quốc tế.

Qua thời gian nghiên cứu, đề tài đã mang lại những kết quả như sau:

1) Đã trình bày tổng quan về các hợp chất hữu cơ đa vòng thơm và delthamethrin, mối nguy hại và các quy định hạn chế chúng trong ngành công nghiệp dệt may.

2) Đã tiến hành khảo sát các phương pháp xác định các PAH và delthamethrin và lựa chọn quy trình tối ưu phù hợp với trang thiết bị, vật tư phổ biến hiện nay tại các phòng thí nghiệm dệt may trong nước và quốc tế:

+ Phương pháp xác định các PAH: thực nghiệm trên 03 nền mẫu là vật liệu dệt, vật liệu da, polyme theo tiêu chuẩn ISO/TS 16190:2013 phù hợp với phân tích trên thiết bị GC-MS

+ Phương pháp xác định delthamethrin: thực nghiệm trên 02 nền mẫu vật liệu dệt bằng cotton và vải màn polyeste theo phương pháp của CIPAC phù hợp với phân tích trên HPLC

3) Đã tiến hành tối ưu các điều kiện phân tích trên từng thiết bị cho từng hợp chất.

4) Đã tiến hành thử nghiệm, xác nhận giá trị sử dụng của các quy trình phân tích các hợp chất hữu cơ đa vòng thơm và delthamethrin, kết quả cho thấy, các thông số về giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng, khoảng làm việc, đường chuẩn, độ đúng, độ chụm đáp ứng các yêu cầu của phương pháp phân tích hóa học. Đồng thời, đề tài cũng tiến hành ước lượng độ KĐBĐ của phương pháp cho từng chất phân tích.

5) Đã xây dựng các bộ hồ sơ xin công nhận các phép thử phù hợp với chuẩn mực ISO/IEC 17025 với kết quả như sau:

+ Quy trình xác định delthamethrin: được công nhận phù hợp chuẩn mực ISO/IEC 17025 vào năm 2016

+ Quy trình xác định các PAH: đã hoàn thiện hồ sơ và sẽ đệ trình BOA xin công nhận vào tháng 1 năm 2017 theo chu kỳ đánh giá hàng năm của BOA

6) Đã tiến hành đào tạo 05 thí nghiệm viên thử nghiệm các chỉ tiêu này. Sau đào tạo đã tiến hành đánh giá tay nghề của thí nghiệm viên. Kết quả thử nghiệm của các thí nghiệm viên đáp ứng yêu cầu về độ chính xác của phương pháp

7) Các phương pháp đã được phê duyệt trong phòng thí nghiệm và áp dụng thử 13

nghiệm các mẫu trên thị trường phục vụ công tác quản lý chất lượng, an toàn sản phẩm, giúp các doanh nghiệp kiểm tra tính đáp ứng trong việc thực thi các rào cản kỹ thuật về các chất hạn chế trong công nghiệp dệt may.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 12476/2016) tại Cục Thông tin KH&CN quốc gia./.

Nguồn: Cục Thông tin KH&CN quốc gia

Lượt xem: 1951

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)