Thứ bảy, 03/10/2015 20:15 GMT+7

International Techmart Vietnam 2015: Tổng hợp các hoạt động trong ngày 2/10/2015

Trong khuôn khổ International Techmart Vietnam 2015, trong ngày thứ hai đã diễn ra những hoạt động chính sau:

Giới thiệu nhu cầu đổi mới công nghệ và thiết bị của doanh nghiệp tại khu vực đàm phán, giao lưu mở.

Thuyết trình giới thiệu của các tổ chức và cá nhân về các sản phẩm và dịch vụ KH&CN mới về những vấn đề chính như Cơ khí - Chế tạo máy, Môi trường. Trong đó, Cơ khí - Chế tạo máy có những nội dung như: Thang nâng an toàn - Máy nâng hạ có bộ phận tự hãm bằng trọng lượng; Bộ điều khiển máy CNC plasma và tự động hóa tiết kiệm năng lượng cho cao ốc; Thiết bị cung cấp khí phụ (Thiết bị giảm khói thải trên xe chạy xăng); Pin bảo mật thông minh SSB - Giải pháp tiện ích bảo vệ an toàn cho xe máy.

Những nội dung trong vấn đề Môi trường được giới thiệu là Lò xử lý rác thải và dầu đốt công nghiệp, Curcumin nano tinh khiết; Giới thiệu về công nghệ mới xử lý nước thải và máy quan sát bằng sóng siêu âm; Giới thiệu mô hình xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, công nghệ CONI; Giải pháp xử lý nước cho toàn bộ ngôi nhà, nước sạch cho gia đình, chung cư, bệnh viện, trường học, xí nghiệp, công trình.

Tại khu vực triển lãm “Doanh nghiệp & Nông dân sáng tạo hội nhập” cũng có những tọa đàm giao lưu giữa các doanh nhân doanh nghiệp cũng như với khách hàng.

Cụ thể, Tọa đàm “Đi tìm giá trị gia tăng cho hạt gạo Việt Nam” có những nội dung: Những phụ phẩm nào từ cây lúa có thể đem lại giá trị thương mại cho người nông dân và doanh nghiệp? Làm thế nào để xác định đúng nhu cầu của thị trường trước khi định hướng nghiên cứu giống mới? Làm thế nào để phát triển khâu tiêu thụ và xây dựng mức giá cao cho sản phẩm nông sản mới?

Tọa đàm “Những doanh nhân tiên phong công nghệ sáng tạo trên trang báo Tia Sáng”, nội dung giao lưu: Có thực là chất lượng nhân sự NC&PT của Việt Nam có thể cạnh tranh với thế giới?; Xây dựng môi trường làm việc để phát huy nguồn nhân lực NC&PT tại Việt Nam như thế nào?; Những thách thức cụ thể khi doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghệ cao tại Việt Nam là gì? (về vốn, nhân lực, nguồn cung công nghệ, cơ chế, khả năng liên kết cộng đồng, mức độ sẵn sàng của thị trường…) Có giải pháp nào cho những thách thức này?; Các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam nên lựa chọn đầu tư cho công nghệ ở mức độ nào, trong bối cảnh hội nhập hiện nay?

Diễn đàn “Doanh nghiệp thúc đẩy hợp tác khoa học công nghệ Việt - Nga” có sự tham gia của bà Lê Thị Khánh Vân, Phó Cục trưởng Cục Thông tin Khoa học Công nghệ Quốc gia, Bộ Khoa học Công nghệ; TS. Phạm Thế Hưng, Viện trưởng Viện RISME, đoàn đại biểu Khoa học - Kỹ thuật Liên bang Nga do bà Strozhaeva Lubov Viktorovna, Chủ nhiệm Dự án “Nga - Việt Nam: nền kinh tế mới” làm trưởng đoàn; và đại diện các tổ chức, doanh nghiệp của Việt Nam.

Trong diễn đàn, các đại biểu được nghe phát biểu của Đại diện các doanh nghiệp Nga cũng như của Việt Nam về những lĩnh vực và ngành nghề của Việt Nam mà các công ty Nga có thể tham gia như: hệ thống chống sét cho ngành năng lượng, nhiên liệu, ngành giao thông vận tải; thiết kế đường hầm, tàu điện ngầm; vật liệu cacbon (sử dụng trong y học, may mặc, công nghiệp chế tạo…); thiết bị y tế; thiết bị công nghệ sinh học làm sạch hệ thống sưởi, thiết bị nhiệt.

Lượt xem: 792

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)