Thứ sáu, 13/03/2020 10:42 GMT+7

Nghiên cứu công nghệ sản xuất thực phẩm chức năng từ tảo N. oculata

N. oculata vẫn được biết là loài tảo sử dụng phổ biến trong sản xuất giống thủy sản. Tuy nhiên, do có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt là hàm lượng axit béo không no EPA, vitamin E, beta-carotene nên gần đây chúng được sử dụng làm nguyên liệu để bào chế biệt dược và thực phẩm chức năng ở một số nơi trên thế giới. Nắm bắt nhu cầu này, nhiều doanh nghiệp đang quan tâm ứng dụng loài tảo này trong sản xuất thực phẩm chức năng. Năm 2011, xuất phát từ đề nghị của Công ty TNHH Dược Quốc tế IMC, Viện Nghiên cứu hải sản lần đầu tiên ở Việt Nam thử nghiệm nuôi tảo N. oculata theo định hƣớng làm thực phẩm chức năng và thu được một số kết quả khả quan, cho thấy triển vọng tốt của việc nuôi tảo N. oculata mật độ cao, giá thành thấp làm thực phẩm chức năng. Từ cơ sở thực tiễn này, nhóm nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu hải sản do TS. Nguyễn Văn Nguyên làm chủ nhiệm, đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất thực phẩm chức năng từ tảo N. oculata” trong thời gian từ 2013-2015.


 

Mục tiêu của đề tài là xây dựng được qui trình nuôi sinh khối, thu sinh khối tảo N. oculata giá thành thấp và phù hợp cho sản xuất thực phẩm chức năng, cũng như  thử nghiệm sản xuất một số dạng thực phẩm chức năng từ tảo N. Oculata.

Một số kết quả của đề tài nghiên cứu:

1. Đã sưu tập được 5 chủng tảo N.oculata từ trong và ngoài nước. Phân tích hình thái, siêu cấu trúc và ADN cho thấy bốn chủng có thể khẳng định thuộc loài N. oculata là CS-189, CS-192, NIES và VNPT, chủng còn lại là XĐ-CB không cùng loài. Các chủng tảo này có thể được lưu giữ trong điều kiện dịch lỏng, trên thạch và trong điều kiện đông lạnh với thời gian lưu giữ kéo dài từ 3 tuần tới 3 tháng, thậm chí là 6 tháng.

2. Hai chủng tảo N. culatalà NIES nhập từ Nhật Bản và CS-189 từ Úc có giá trị dinh dưỡng cao nhất, kích thước tế bào lớn, tốc độ sinh trưởng và năng suất cao, cho hiệu quả cao trong nuôi sinh khối làm nguyên liệu cho thực phẩm chức năng. Chủng NIES phù hợp nuôi nuôi sinh khối quanh năm, chủng CS-189 chỉ nuôi được vào vụ đông xuân.

3. Đã thiết kế và thử nghiệm thành công 4 mô hình thiết bị nuôi công nghiệp là PBR dạng ống, dạng tấm, dạng bể kính và dạng vành khuyên. Trong đó, mô hình dạng ống và dạng tấm cho hiệu quả nuôi sinh khối cao nhất. Mật độ cao nhất của mô hình dạng ống có thể đạt 1,4 tỷ tb/mL, là mật độ cao nhất ở Việt Nam từ trước tới nay và thuộc nhóm cao trên thế giới. Đề tài cũng thử nghiệm thành công 5 mô hình nuôi sinh khối N. oculata dạng đơn giản. Mô hình hiệu quả nhất là mô hình túi nilon treo đường kính 20cm cho mật độ cực đại cao, thời gian nuôi ngắn và chi phí thấp.

4. Quy trình nuôi sinh khối tảo quy mô sản xuất (2m3) bằng PBR cho mật độ ổn định từ 200-250 x 106 tb/mL.Quy trình nuôi tảo bằng hệ thống đơn giản (túi treo đườngkính 20cm) cho mật độ từ 100-120 x 106 tb/mL. Ngoài ra, việc bổ sung dịch chiết rong sụn có tác dụng làm tăng năng suất nuôi sinh khối tảo N. oculata (tăng 1,5 lần). Đây là phát hiện rất quan trọng, lần đầu tiên trên thế giới ghi nhận ở vi tảo, mở ra tiềm năng cho việc cải tiến môi trườngnuôi tảo, nâng cao năng suất nuôi sinh khối tảo.

5. Phương pháp thu sinh khối tối ưu là điện phân (cườngđộ 9mA/cm2) kết hợp với ly tâm liên tục. Sản phẩm sau ly tâm được làm khô bằng phương pháp sấy phun (độ tốc độ quay đầu phun 22.000 v/p, Tv= 160oC; C=20%, tốc độ bơm liệu 25v/p). Sản phẩm tảo bột thu được có hàm lượng protein thô từ 21-49,2%, lipít 13-22%, carotenoid 112-298mg/100g, EPA chiếm 5,61- 19,22% tổng lipít (1,1-3,9% trọng lượng khô) và không ghi nhận độc tính.

6. Áp dụng quy trình nuôi và thu sinh khối, đề tài đã tổ chức sản xuất và thu sinh khối thành công tảo N. oculata quy mô 1kg khô/ngày. Đây là quy mô lớn nhất từ trước tới nay ở Việt nam. Chi phí sản xuất khoảng 2,8 triệu đồng/kg, giảm hơn 40-50% giá thành công bố trước đó.

7. Đã xây dựng được 3 quy trình sản xuất thực phẩm chức năng gồm thực phẩm chức năng dạng bột, dạng cốm và viên nén từ bột vi tảo N. oculata kèm theo tiêu chuẩn cơ sở cho các sản phẩm thực phẩm chức năng từ vi tảo N. oculata. Kết hợp với công ty IMC sản xuất được 150 kg thực phẩm chức năng dạng bột, dạng cốm và viên nén (mỗi loại 50kg) với chi phí sản xuất thực phẩm chức năng phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Kết quả của dự án sẽ từng bước chuyển giao cho các doanh nghiệp để áp dụng sản xuất hàng hóa, không chỉ sản xuất thực phẩm chức năng mà cả đối với sản xuất giống thủy sản.

Có thể tìm đọc toàn văn báo cáo kết quả nghiên cứu (Mã số 14849) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Nguồn: Cục Thông tin KH&CN quốc gia

Lượt xem: 2455

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)