Thứ sáu, 15/01/2021 16:59 GMT+7

Nghiệm thu đề tài KH&CN cấp Tỉnh “Nghiên cứu đánh giá tiềm năng, lợi thế, điều kiện đặc thù và đề xuất giải pháp khoa học và công nghệ phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”

Ngày 08/01/2021, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức Hội đồng Nghiệm thu cấp tỉnh đề tài: “Nghiên cứu đánh giá tiềm năng, lợi thế, điều kiện đặc thù và đề xuất giải pháp khoa học và công nghệ phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” do Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng chủ trì thực hiện từ năm 2019-2020. Ông Phạm Quang Nguyên - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc làm Chủ tịch Hội đồng.

Toàn cảnh cuộc họp

Đề tài “Nghiên cứu đánh giá tiềm năng, lợi thế, điều kiện đặc thù và đề xuất giải pháp khoa học và công nghệ phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” được thực hiện với mục tiêu: Đánh giá được tiềm năng, lợi thế và điều kiện đặc thù của 09 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có liên quan đến sản xuất nông nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất được các nhóm giải pháp KH&CN phù hợp, góp phần phát triển bền vững, hiệu quả ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Thay mặt đơn vị chủ trì thực hiện, PGS.TS Lê Tất Khương - Chủ nhiệm đề tài đã báo cáo tóm tắt quá trình triển khai và các kết quả đạt được của đề tài. Nhiệm vụ đã đánh giá được các tiềm năng, lợi thế, điều kiện đặc thù của tỉnh Vĩnh Phúc trong phát triển ngành nông nghiệp theo 03 vùng sinh thái:

        + Vùng đồng bằng phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi bò sữa, …

        + Vùng gò đồi phát triển các loại cây ăn quả, cây rau, màu ứng dụng công nghệ cao, phát triển nông nghiệp gắn với du lịch, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, ...;

        + Vùng núi thấp và trung bình phát triển kinh tế rừng, phát triển nông nghiệp gắn với du lịch – du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, phát triển thủy sản nước lạnh - cá nước lạnh như: cá tầm, cá hồi, …

       Chỉ ra các tiềm năng, lợi thế và điều kiện đặc thù trong phát triển ngành nông nghiệp cho từng huyện/thành phố của tỉnh:

       + Huyện Vĩnh Tường có lợi thế về cơ sở hạ tầng sản xuất, ương dưỡng cá giống; về liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm sữa bò của 02 công ty sữa: Vinamilk và Cô gái Hà Lan.

       + Huyện Yên Lạc có lợi thế về sự tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Chuối tiêu hồng của Công ty cổ phần Hoa quả và lương thực Việt Nam.

       + Huyện Bình Xuyên, huyện Tam Dương, Thành phố Phúc Yên có lợi thế về thị trường – thị trường tiêu thụ sản phẩm với sự phát triển của các khu/cụm công nghiệp trên địa bàn. Ngoài ra, thành phố Phúc Yên còn có lợi thế về phát triển các sản phẩm nông nghiệp gắn với du lịch – du lịch sinh thái – du lịch cộng đồng với sự phát triển của khu du lịch Đại Lải, …

       + Thành phố Vĩnh Yên có lợi thế phát triển nông nghiệp – nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phục vụ cho thị trường nôi tại và theo định hướng phát triển của thành phố.

      + Huyện Sông Lô, huyện Tam Đảo thì có tiềm năng, lợi thế và điều kiện đặc thù về phát triển thủy sản nước lạnh – cá nước lạnh: cá tầm, cá hồi, … Ngoài ra, huyện Tam Đảo có lợi thế phát triển các sản phẩm nông nghiệp gắn với du lịch – du lịch sinh thái, du lịch tâm linh; huyện Sông Lô có lợi thế là huyện mới được thành lập – nên sẽ nhận được nhiều chính sách, ưu đãi hỗ trợ phát triển từ tỉnh, …

     + Huyện Lập Thạch có lợi thế về sự tham gia của doanh nghiệp trong liên kết sản xuất, tiêu thụ, chế biến sản phẩm Thanh Long ruột đỏ.

        Đồng thời, chỉ ra được các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm nông nghiệp có lợi thế cho từng huyện/thành phố thuộc tỉnh trong những năm tiếp theo:

       + Huyện Lập Thạch sẽ có 05 sản phẩm chủ lực trong lĩnh vực trồng trọt; 03 sản phẩm chủ lực trong lĩnh vực chăn nuôi, 01 nhóm sản phẩm chủ lực trong lĩnh vực thủy sản và 02 sản phẩm chủ lực trong lĩnh vực lâm nghiệp.

       + Huyện Tam Đảo sẽ có 04 sản phẩm chủ lực trong lĩnh vực trồng trọt; 03 sản phẩm trong lĩnh vực chăn nuôi; 02 nhóm sản phẩm trong lĩnh vực thủy sản và 04 sản phẩm trong lĩnh vực lâm nghiệp.

        + Huyện Sông Lô sẽ có 05 sản phẩm trong lĩnh vực trồng trọt; 04 sản phẩm trong lĩnh vực chăn nuôi; 01 nhóm sản phẩm trong lĩnh vực thủy sản và 02 sản phẩm trong lĩnh vực lâm nghiệp.

        + Huyện Tam Dương có 04 nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực trong lĩnh vực trồng trọt; 03 sản phẩm trong lĩnh vực chăn nuôi và 01 nhóm sản phẩm trong lĩnh vực thủy sản.

        + Huyện Bình Xuyên có 03 sản phẩm nông nghiệp chủ lực trong lĩnh vực trồng trọt; 04 sản phẩm trong lĩnh vực chăn nuôi và 01 nhóm sản phẩm trong lĩnh vực thủy sản.

        + Thành phố Phúc Yên có 03 nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực trong lĩnh vực trồng trọt; 03 sản phẩm trong lĩnh vực chăn nuôi, 01 nhóm sản phẩm trong lĩnh vực thủy sản và 01 nhóm sản phẩm trong lĩnh vực lâm nghiệp.

        + Thành phố Vĩnh Yên có 02 nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực trong lĩnh vực trồng trọt; 01 nhóm sản phẩm trong lĩnh vực chăn nuôi.

         + Huyện Vĩnh Tường có 03 nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực trong lĩnh vực trồng trọt; 04 sản phẩm trong lĩnh vực chăn nuôi và 01 nhóm sản phẩm trong lĩnh vực thủy sản.

          + Huyện Yên Lạc có 03 nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực trong lĩnh vực trồng trọt; 02 nhóm sản phẩm trong lĩnh vực chăn nuôi và 01 nhóm sản phẩm trong lĩnh vực thủy sản.

        Bên cạnh đó, Nhiệm vụ còn đề xuất được 18 nhóm giải pháp cho 04 lĩnh vực phát triển ngành nông nghiệp cho các huyện/thành phố của tỉnh và đưa ra được 09 chương trình, dự án KH&CN ưu tiên trong các lĩnh vực của ngành nông nghiệp tại các huyện/thành phố trong đó có:

       + 08 chương trình, dự án KH&CN ưu tiên trong lĩnh vực Trồng trọt;

       + 02 chương trình, dự án KH&CN ưu tiên trong lĩnh vực Chăn nuôi;

       + 02 chương trình, dự án KH&CN ưu tiên trong lĩnh vực Lâm nghiệp;

       + 02 chương trình, dự án KH&CN ưu tiên trong lĩnh vực Thủy sản;

       + 04 chương trình, dự án KH&CN ưu tiên trong lĩnh vực nông nghiệp khác.

Thay mặt cho Hội đồng KH&CN tỉnh; Ông Phạm Quang Nguyên – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc; đã đánh giá cao kết quả nghiên cứu của đề tài. Đề tài đã có sự đóng góp nhất định và ý nghĩa trong việc khai thác tiềm năng lợi thế và điều kiện đặc thù trong phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh nói chung và của các huyện/thành phố trên địa bàn tỉnh nói riêng. Kết quả của Đề tài, đặc biệt là các nhóm giải pháp và 09 chương trình hoạt động Khoa học và công nghệ cho 09 huyện/thành phố thuộc tỉnh đã góp phần quan trọng trong quá trình thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh và góp phần tích cực vào việc hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Hội đồng đã bỏ phiếu đồng ý Đề tài đạt yêu cầu và chỉnh sửa một số nội dung theo yêu cầu của Hội đồng./.

 

Nguồn: Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng

Lượt xem: 537

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)