Thứ sáu, 18/09/2015 16:10 GMT+7

Đổi mới sáng tạo toàn cầu 2015: Việt Nam tăng 19 bậc và đứng thứ 52 thế giới

Ngày 17/9/2015 tại thủ đô London, Anh, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) kết hợp với Đại học Cornell (Hoa Kỳ) và Học viện Kinh doanh INSEAD (Pháp) vừa công bố Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2015 (Global Innovation Index 2015, gọi...

Đây là lần thứ 8 liên tiếp, Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu được công bố. Mục đích của Chỉ số GII là đưa ra các đánh giá về trình độ đổi mới sáng tạo của mỗi quốc gia một cách toàn diện nhất. Cốt lõi của Báo cáo GII 2014 là Bảng xếp hạng về đổi mới sáng tạo toàn cầu. Trong 8 năm qua, GII đã trở thành một tài liệu tham khảo hàng đầu về đổi mới sáng tạo.

GII bao gồm nhiều tiểu chỉ số. GII 2015 được tổng hợp từ 79 tiểu chỉ số trong các lĩnh vực: Thể chế/tổ chức, nhân lực và nghiên cứu, cơ sở hạ tầng, trình độ phát triển của thị trường, trình độ phát triển kinh doanh, đầu ra công nghệ và tri thức, kết quả sáng tạo. Các tiểu chỉ số này được phân chia theo 7 trụ cột. Trong đó 5 trụ cột đầu tiên thuộc “nhóm tiểu chỉ số đổi mới sáng tạo đầu vào” và 2 trụ cột sau cùng thuộc “nhóm tiểu chỉ số đổi mới sáng tạo đầu ra”.

Top 10 về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu

10 nền kinh tế hàng đầu trong GII 2015 là Thụy Sĩ, Vương quốc Anh, Thụy Điển, Hà Lan, Hoa kỳ, Phần Lan, Singapo, Ai-len, Luxembourg, Đan Mạch. Thụy Sĩ duy trì vị trí số 1 liên tục trong 5 năm liền (2011 – 2015). 9 nền kinh tế năm nay vẫn trong số các nền kinh tế đã ở trong top 10 GII 2014; Hồng Kông (Trung Quốc), nằm trong top 10 vào năm 2014, đã tụt xuống vị trí thứ 11 năm 2015thế vào đó là Ai-len. Trong khu vực Đông Á, trong khi Hàn Quốc đã tăng lên vị trí thứ 14 (so với 16 năm 2014), Nhật Bản thứ 19 (so với 21 năm 2014),thì Trung Quốc vẫn giữ nguyên thứ hạng 29.

Top 10 GII 2015
1. Thụy Sỹ
2. Vương quốc Anh
3. Thụy Điển
4.
Hà Lan
5.
Hoa kỳ
6.
Phần Lan
7.
Singapo
8.
Ai-len
9. Luxembourg
10.
Đan Mạch

Các nền kinh tế BRICS

Trong số 5 nước BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi), thì 3 nước đã tụt hạng so với năm 2014, chỉ có Nga là tăng bậc, trong khi Trung Quốc vẫn giữ nguyên vị trí. Kết quả này gần như trái ngược với năm 2014, khi đó bốn trong 5 nước đã cải thiện vị trí của họ trên Bảng xếp hạng GII 2014 so với GII 2-13.

Với vị trí 71, Brazil đã tụt hạng so với năm 2014, vị trí 61; Liên bang Nga đã tăng 1 bậc (đứng thứ 48, trong khi năm 2014 họ đã tăng 13 bậc so với năm 2013 để đứng thứ 49; Ấn Độ đã tụt hạng liên tiếp và đang đứng ở vị trí 81, so với vị trí 76 năm 2014 và 66 năm 2013; Trung Quốc vẫn đứng ở vị trí 29; Nam Phi tụt xuống vị trí 60, so với vị trí thứ 53 năm 2014.

Khu vực Đông Nam Á

Singapo vẫn duy trì vị trí thứ 7 như năm 2014, năm 2014 họ đã một bậc so với năm 2013 và có “nhóm tiểu chỉ số đầu vào của đổi mới sáng tạo” được đánh giá cao nhất thế giới (1/141). Ngoài ra, Singapo còn có nhiều tiểu chỉ số đứng đầu thế giới như: môi trường pháp luật, môi trường kinh doanh, trình độ phát triển kinh doanh, hấp thụ tri thức. Tuy nhiên, nước này chỉ đứng thứ 20 về “nhóm tiểu chỉ số đầu ra của đổi mới sáng tạo”, dù tăng 4 bậc so với năm 2014. Kết quả là, Singapo có tỷ lệ hiệu quả thấp nhất trong top 10 GII 2015 (100/141, dù đã có cải thiện so với 110/143 năm 2014 và 121/143 năm 2013).

Trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam đã nằm trong Top 3, đứng sau Singapo (hạng 7), Malaysia (32), nhưng trên Thái Lan (55). Trong số các nước ASEAN, chỉ có hai nước đã tụt hạng năm 2015 là Thái Lan và Indonesia. Các nước còn lại đều tăng bậc, tuy nhiên mức tăng khác nhau, Việt Nam tăng bậc ấn tượng nhất (từ 71 lên 52, tăng 19 bậc), tiếp đến là Philippines (tăng 17 bậc), Campuchia (15 bậc), trong khi Myanma chỉ tăng 2 bậc, Malaixia tăng 1 bậc.

Bảng 1: Xếp hạng GII 2015 của các nước ASEAN được xếp hạng

STT

Các nước ASEAN được xếp hạng

Vị trí năm 2014

Vị trí năm 2015

1

Singapo

7

7

2

Malaixia

33

32

3

Việt Nam

71

52

4

Thái Lan

48

55

5

Indonesia

87

97

6

Philippines

100

83

7

Campuchia

106

91

8

Myanma

140

138


Sở dĩ Việt Nam có sự tăng bậc mạnh so với năm 2014 là do c
ó sự tăng về điểm số (38,3 điểm năm 2015 so với 34,82 năm 2014), nhờ vào hai sự tăng điểm của cả hai nhóm tiểu chỉ số đầu vào và đầu ra: Nhóm tiểu chỉ số đầu vào của đổi mới sáng tạo tăng 22 bậc (từ 100 lên 78) và Nhóm tiểu chỉ số đầu ra của đổi mới sáng tạo tăng 8 bậc (từ 47 lên 39).

Bảng 2: So sánh thứ hạng các tiểu chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam qua các năm 2013, 2014 và 2015

2013

(vị trí từng tiểu chỉ số/143 nước và vùng lãnh thổ)

2014

(vị trí từng tiểu chỉ số/143 nước và vùng lãnh thổ)

2015

(vị trí từng tiểu chỉ số/141 nước và vùng lãnh thổ)

Nhóm tiểu chỉ số đầu vào của đổi mới sáng tạo

89

100

78

1. Thể chế/Tổ chức

122

121

101

2. Nguồn nhân lực và nghiên cứu

98

89

78

3. Cơ sở hạ tầng

80

99

88

4. Trình độ phát triển của thị trường

73

92

67

5. Trình độ phát triển kinh doanh

67

59

40

Nhóm tiểu chỉ số đầu ra của đổi mới sáng tạo

54

47

39

6. Đầu ra công nghệ và tri thức

51

49

28

7. Đầu ra sáng tạo

66

58

62

Tỷ lệ hiệu quả đổi mới sáng tạo

17

5

9

Chỉ số đổi mới sáng tạo

76

71

52

Qua Bảng 2 có thể thấy hầu hết các trụ cột của hai nhóm tiểu chỉ số của chúng ta đều có sự tăng điểm và vị trí xếp hạng, đặc biệt là “nhóm tiểu chỉ số đầu vào của đổi mới sáng tạo” với cả 5 trụ cột đều tăng điểm và vị trí xếp hạng. Tuy nhiên, chỉ có duy nhất trụ cột Đầu ra sáng tạo kém hơn một chút so với năm ngoái, giảm 4 bậc (từ vị trí 58 năm 2014 xuống 62 năm nay)./.

Lượt xem: 1646

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)