Thứ tư, 26/08/2015 08:29 GMT+7

Sử dụng lồng hợp kim đồng trong nuôi cá biển – hướng đi mới trong ngành nuôi trồng thủy sản

Sáng 20/8, Trung tâm Hợp tác quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản bền vững (ICAFIS) phối hợp với Hiệp hội đồng quốc tế khu vực Đông Nam Á (ICASEA) tổ chức hội thảo “Nghiên cứu về hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của việc sử dụng lồng hợp kim đồng...

Hiện nay, lồng hợp kim đồng (CAM) đã được sử dụng để nuôi các đối tượng cá khác nhau ở một số nước trên thế giới như: Mỹ, Canada, Chile, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi, Úc, Scotland, Hàn Quốc, Mô-zăm-bích, Trung Quốc, Singapore, Hy Lạp và Việt Nam. Sử dụng lồng CAM giúp nâng cao sức khỏe và sản lượng cá nuôi nhờ khả năng lưu thông nước tốt hơn, duy trì lượng ô-xy ở mức cao hơn, giúp cản trở ký sinh trùng và mầm bệnh phát triển lây nhiễm cho cá; duy trì thể tích lồng nuôi cá; ngăn ngừa sự tấn công của các sinh vật ăn cá và hạn chế cá thoát ra ngoài; giảm công sức bảo dưỡng lồng và có khả năng tái sử dụng trong nhiều năm.

Tại Việt Nam, dự án sử dụng lồng CAM nuôi cá biển được triển khai tại 2 bè nuôi của gia đình ông Toan và ông Luyện, khu vực Bến Bèo, đảo Cát Bà. Mỗi bè bố trí 3 lồng CAM và 3 lồng nylon đối chứng. Thế tích mỗi lồng CAM nhà ông Toan là 27 m3, nhà ông Luyện là 15 m3. Lồng CAM được làm bằng sợi hợp kim có đường kính 2 mm, trong đó hàm lượng đồng chiếm 65%, kẽm 34%, còn lại là một số hợp kim khác. Đối tượng nuôi dự án lựa chọn là cá mú, kích thước giống đạt từ 10-12 cm, được kiểm tra hàm lượng kim loại nặng (Cu và Zn). Trong quá trình nuôi, các cán bộ nghiên cứu thường xuyên kiểm tra tốc độ sinh trưởng của cá, định kỳ 1 lần/tháng và các yếu tố về môi trường như: nhiệt độ, độ mặn, ô-xy, pH…

Sau 12 tháng nuôi thử nghiệm trong lồng CAM và lồng nylon, kết quả dự án cho thấy: Cá nuôi trong lồng CAM sinh trưởng tốt hơn, tỷ lệ sống cao hơn (36,1% so với 30,3%); lồng CAM không bị hàu và hà bám trong khi lồng nylon sau 1 tháng nuôi có rất nhiều hàu, hà bám; hệ số chuyển đổi thức ăn trung bình của cá trong lồng CAM (9,1%) thấp hơn cá trong lồng nylon (15,2%); chi phí đầu tư cho lồng CAM rất cao (gấp 11 lần đầu tư cho lồng nylon), tuy nhiên nếu tính theo giá trị khấu hao, lợi nhuận thu được từ lồng CAM cao hơn 48% lồng nylon.

Trao đổi tại hội thảo, đại diện phía ngư dân mong muốn nhận được hỗ trợ về vốn và kỹ thuật để giải quyết một số vướng mắc hiện có để tiếp tục triển khai, nhân rộng mô hình…

Thu Nga

Lượt xem: 1385

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)