Thứ hai, 01/06/2015 15:18 GMT+7

Sẽ bồi dưỡng, đào tạo cho 100% các chủ trang trại trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Theo số liệu thống kê từ đề án “Bồi dưỡng, đào tạo các chủ trang trại trên địa bàn thành phố Hải Phòng” do Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật thành phố Hải Phòng chủ trì thực hiện vừa được Hội đồng KH&CN cấp thành phố đánh giá chiều ngày...


TS. Hoàng Văn Kể - Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật thành phố Hải Phòng trình bày kết quả nghiên cứu đề án

Cũng theo nghiên cứu, thời gian qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng các chủ trang trại trên địa bàn thành phố còn chưa bài bản. Việc đào tạo chỉ mang tính lồng ghép nhiều chuyên đề và chủ yếu thông qua các lớp bồi dưỡng khuyến nông, khuyến ngư ngắn ngày. Về cơ bản, các chủ trang trại còn thiếu kiến thức quản lý; kỹ thuật theo chuyên ngành đầu tư, sản xuất; kiến thức về môi trường, quy hoạch, marketing, luật pháp, chính sách,…

Trước thực trạng đó, Ban Chủ nhiệm đề án đã xây dựng khung chương trình đào tạo cho các chủ trang trại giai đoạn 2015-2020. Theo đó, học viên được học chung 4 mô-đun gồm: Quan điểm, chủ trương, chính sách, văn bản pháp luật, quyết định, quy định liên quan đến trang trại; Định hướng và lập kế hoạch sản xuất; Quản lý trang trại; Xây dựng nhãn hiệu hàng hóa và kỹ năng quản lý, khai thác thông tin bằng máy vi tính. Mô-đun cuối cùng là kiến thức chuyên ngành gồm 3 nhóm chuyên ngành: chăn nuôi; nuôi trồng thủy sản; trồng trọt, chế biến và cơ giới hóa, các học viên sẽ được lựa chọn bổi dưỡng, đào tạo theo nhóm chuyên ngành phù hợp với loại hình sản xuất, kinh doanh của trang trại mình.

Thời gian mỗi khóa đào tạo, bồi dưỡng kéo dài 3 tháng. Thời gian thực học cho mỗi khóa là 350 giờ, trong đó 224 giờ (46,66,%) học lý thuyết và 126 giờ (26,25%) học thực hành. Thời gian tự học, tham quan và kiểm tra là 130 giờ, trong đó thời gian tự học, tham quan là 108 giờ (22,5%) và thời gian kiểm tra, làm bài thu hoạc là 22 giờ (4,6%).

Các lớp học sẽ được nghiên cứu tổ chức tại địa phương hay tại các cơ sở sản xuất vào thời điểm bắt đầu chu kỳ sản xuất cây trồng, vật nuôi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các học viên rèn luyện kỹ năng làm việc thông qua hoạt động thực tế của trang trại. Giảng viên có thể là các chuyên gia hoặc những người có tay nghề cao, các chủ trang trại thành đạt.

Kinh phí thực hiện đề án một phần được cấp từ ngân sách nhà nước, một phần do học viên đóng góp và từ nguồn huy động khác. Đề án được Hội đồng KH&CN đánh giá có khả năng ứng dụng cao.

Lượt xem: 913

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)