Thứ ba, 14/04/2015 07:38 GMT+7

Hội thảo khoa học "Toàn cầu hóa khoa học và công nghệ– Lựa chọn lĩnh vực công nghệ chiến lược, đối tác chiến lược ưu tiên”

Trong khuôn khổ Đề tài khoa học cấp Nhà nước "Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn xác định đối tác và lĩnh vực ưu tiên để nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về KH&CN đến năm 2020”, mã số: KX.06.05/11-15, thuộc Chương trình KH&CN trọng điểm...



Tham dự hội thảo có đông đảo các nhà khoa học đến từ nhiều tổ chức KH&CN, doanh nghiệp KH&CN cùng các nhà quản lý, khoa học đến từ Bộ KH&CN, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN, Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện Chính sách và Quản lý (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội).

Mở đầu hội thảo, TSKH Nghiêm Vũ Khải, Chủ nhiệm đề tài và PGS.TS Mai Hà đã trình bày báo cáo và đề dẫn thảo luận một số nội dung về cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến toàn cầu hóa KH&CN. Các báo cáo tập trung đưa ra những vấn về toàn cầu hóa KH&CN, lựa chọn lĩnh vực công nghệ chiến lược, đối tác chiến lược ưu tiên…

Tại hội thảo, các đại biểu cũng đã được nghe báo cáo và tham luận về các vấn đề như: Cơ hội, thách thức và biện pháp ứng phó với toàn cầu hóa KH&CN trong giai đoạn tới và Kiến nghị nguyên tắc, cơ sở đảm bảo tăng cường hợp tác quốc tế về KH&CN của TS. Nguyễn Nghĩa- Hội Khoa học sở hữu trí tuệ Việt Nam; Tiến triển quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và Xu thế lan tỏa toàn cầu hóa về KH&CN của ThS. Phạm Hồng Trường- Bộ Tài nguyên và Môi trường; Giải pháp nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động hội nhập quốc tế về KH&CN của ThS. Chu Thu Hà- Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN.

Hội thảo cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, nhà quản lý đến từ các đơn vị trong và ngoài Bộ.

TSKH Nghiêm Vũ Khải, đại diện Ban Chủ nhiệm đề tài cảm ơn và ghi nhận ý kiến đóng góp của các đại biểu giúp Ban Chủ nhiệm đề tài hoàn thiện hơn nữa công trình nghiên cứu này./.

Lượt xem: 2065

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)