Thứ tư, 27/07/2016 16:35 GMT+7

Nghiên cứu và ứng dụng PLC S7 - 300 để thiết kế, chế tạo mô hình mô phỏng hệ thống điều khiển thổi bụi lò hơi của nhà máy nhiệt điện

Các nhà nghiên cứu tại trường Cao đẳng công nghệ và kinh tế công nghiệp do Th.S Hoàng Đức Quỳnh dẫn đầu, đã hoàn thành Đề tài: “Nghiên cứu và ứng dụng PLC S7 - 300 để thiết kế, chế tạo mô hình mô phỏng hệ thống điều khiển thổi bụi lò hơi của nhà máy...


Ngày nay, cùng với chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngành điện đóng vai trò chủ đạo trong chiến lược phát triển kinh tế của cả nước. Tuy nhiên, năng lượng điện để sản xuất và tiêu dùng còn thiếu rất nhiều. Song song với việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện, thủy điện là việc bảo dưỡng, sửa chữa và nâng cấp nhà máy điện. Hệ thống điều khiển thổi bụi lò hơi cho nhà máy nhiệt điện là một trong những hệ thống đóng vai trò quan trọng bởi thổi bụi đều đặn sẽ duy trì công suất hấp thụ nhiệt của các đường ống lò hơi, tăng hiệu suất truyền nhiệt của các đường ống sinh hơi, nâng cao tuổi thọ và năng suất lò hơi. Do hệ thống điều khiển thổi bụi lò hơi cho nhà máy nhiệt điện ở nước ta hiện nay phụ thuộc vào kỹ thuật nước ngoài, giá thành cao nên việc bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống tại Việt Nam.

Qua nghiên cứu đề tài, nhóm tác giả đã đạt được những kết quả chính như sau:
- Nghiên cứu tổng quan về lò hơi và hệ thống thổi bụi lò hơi; Vai trò và nhiệm vụ của máy thổi bụi và hệ thống điều khiển máy thổi bụi trong nhà máy nhiệt điện; cấu tạo và các thông số chính của máy thổi bụi ảnh hưởng đến quá trình hoạt động.
- Nghiên cứu khảo sát, thu thập số liệu hoạt động của hệ thống điều khiển thổi bụi lò hơi tại nhà máy nhiệt điện Uông Bí - Quảng Ninh, nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn - Thái Nguyên.
- Nghiên cứu về PLC S7 - 300 và ngôn ngữ lập trình cho PLC S7 - 300;
- Thiết kế được trạm PLC, mạch lực và cơ cấu chấp hành cho hệ thống thổi bụi;
- Tổng quát hóa quá trình hoạt động và vận hành của hệ thống thổi bụi;
- Thiết kế được chương trình điều khiển cho hệ thống thổi bụi, thiết kế giao diện giám sát, điều khiển và mô phỏng hoạt động của hệ thống;
- Sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài để xây dựng hệ thống bài giảng thực hành PLC S7-300 áp dụng vào công tác đào tạo tại nhà trường.

Đề tài nghiên cứu góp phần nâng cao kiến thức của đội ngũ giảng viên chuyên ngành điện, giúp cho đội ngũ giáo viên của nhà trường nắm bắt và làm chủ công nghệ, có thể thiết kế mới hoặc sửa chữa hệ thống điều khiển thổi bụi lò hơi trong các nhà máy nhiệt điện, đồng thời tăng cường tài liệu phục vụ giảng dạy, nghiên cứu cho nhà trường. Kết quả của đề tài là cơ sở quan trọng để nhà trường đổi mới nội dung môn học, phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng tốt yêu cầu của xã hội, ứng dụng tốt vào thực tế sản xuất.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 10910/2015) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

Lượt xem: 2582

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)