Thứ năm, 05/12/2013 14:44 GMT+7

Hội thảo trực tuyến “Kỹ thuật xác định giá trị tài sản trí tuệ”

Nhằm xác định rõ các phương pháp định giá tài sản trí tuệ và đóng góp ý kiến cho Dự thảo Thông tư hướng dẫn định giá tài sản trí tuệ sử dụng ngân sách Nhà nước, ngày 04/12/2013 tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ phối hợp với...


Toàn cảnh Hội thảo

Tham dự Hội thảo còn có sự góp mặt của ông Nguyễn Hữu Cần- Phó Viện trưởng Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ, ông Phạm Hồng Quất- Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN, ông Tạ Bá Hưng- Trợ lý Bộ trưởng Bộ KH&CN, ông Bùi Văn Quyền- Cục trưởng Cục Công tác phía Nam, cùng nhiều đại diện các ban, ngành, đơn vị trực thuộc Bộ KH&CN.

Hội thảo nhằm thảo luận, góp ý về các khía cạnh học thuật và thực tiễn cho Dự thảo Thông tư hướng dẫn định giá tài sản trí tuệ sử dụng ngân sách nhà nước, cũng như tạo diễn đàn kết nối chặt chẽ hơn nữa trong tương lai giữa nhà khoa học - doanh nhân - nhà quản lý, giữa các chủ thể khác nhau trong thị trường KH&CN.

Ở nước ta, vấn đề xác định giá trị và định giá tài sản trí tuệ còn khá mới mẻ. Tuy nhiên gần đây tài sản trí tuệ đã từng bước trở thành một bộ phận cấu thành tài sản của doanh nghiệp, đã tham gia vào mọi hoạt động kinh tế. Các sản phẩm trí tuệ được tạo ra và được ứng dụng ngày càng nhiều; hàm lượng trí tuệ trong nhiều sản phẩm truyền thống được nâng cao. Tài sản trí tuệ đang dần được chú trọng trong các quá trình xác định vốn hoặc xác định giá trị nhằm thành lập/cổ phần hóa/sáp nhập/mua bán doanh nghiệp. Nhiều tài sản trí tuệ đang trở thành một loại hàng hóa quan trọng hàng đầu trong thị trường KH&CN..

Nhận thức rõ về vai trò, ý nghĩa của những vấn đề nói trên, trong những năm qua, Bộ KH&CN đã bước đầu nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, cũng như từng bước triển khai, áp dụng các phương pháp xác định giá trị đối với một số tài sản trí tuệ. Hiện nay, Bộ KH&CN đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính trong việc xây dựng một Thông tư hướng dẫn định giá tài sản trí tuệ sử dụng ngân sách Nhà nước, từ đó tạo hành lang pháp lý cho hoạt động có tính chất định lượng này cho các thành phần kinh tế khác, góp phần thúc đẩy việc tạo lập và phát triển thị trường KH&CN cũng như hệ thống các doanh nghiệp KH&CN.

Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân cho rằng, Thông tư hướng dẫn định giá đối với tài sản trí tuệ sử dụng ngân sách Nhà nước sẽ giúp giải quyết được vấn đề mang tính thị trường của KH&CN, tức là thương mại hóa kết quả nghiên cứu nhằm đảm bảo quyền lợi của những người tạo ra tài sản trí tuệ. Bộ trưởng cũng cho biết, sau khi ban hành Thông tư liên tịch định giá tài sản trí tuệ, sẽ tiếp tục còn ban hành thêm các văn bản khác quy định cụ thể hơn về thẩm quyền của Nhà nước đối với việc định giá, việc giao quyền sở hữu, quản lý kinh phí, nguồn tiền thu được từ việc chuyển nhượng hoặc góp vốn từ tài sản trí tuệ.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận và trao đổi về 5 chủ đề chính bao gồm: Tài sản trí tuệ - Đối tượng nghiên cứu; Các phương pháp xác định giá trị tài sản trí tuệ; Phương pháp chi phí và kỹ thuật thực hiện; Phương pháp thu thập và kỹ thuật thực hiện; Phương pháp thị trường và kỹ thuật thực hiện; Một số nội dung cơ bản của Dự thảo Thông tư hướng dẫn định giá đối với tài sản trí tuệ sử dụng ngân sách Nhà nước. Hầu hết các đại biểu đều nhất trí cần phải tập trung xác định rõ các phương pháp định giá tài sản trí tuệ để từ đó đưa ra được những kỹ thuật thực hiện hợp lý, nhằm nâng cao công tác phát triển tài sản trí tuệ tại Việt Nam trong thời gian tới.

Lượt xem: 1290

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)