Thứ tư, 02/11/2016 17:15 GMT+7

Nghiên cứu mật độ gieo trồng thích hợp cho một số giống bông thuần có triển vọng trong điều kiện sản xuất bông nhờ nước trời tại Tây Bắc

Cây bông vải đưa vào trồng ở khu vực miền núi Tây Bắc nước ta được hơn 10 năm nay và chủ yếu sử dụng các giống bông lai trong nước như VN20,VN15, VN01-2,… cùng với quy trình kỹ thuật canh tác kết hợp áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới về cây...
Do địa hình đồi núi nên phần lớn diện tích đất canh tác ở vùng Tây Bắc là dốc từ 5 - 30o, thậm chí có nơi nông dân còn đưa cây bông vải trồng vào đất có độ dốc trên 30o.

Đến nay, có nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật về cây bông đã được công nhận và đưa áp dụng rộng rãi ngoài sản xuất. Tuy nhiên, việc sử dụng giống bông ưu thế lại chỉ phát huy tối đa tiềm năng cho năng suất trong điều kiện thâm canh và áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật tiên tiến. Trong khi phần lớn diện tích trồng bông ở Tây Bắc là trên đất đồi dốc và phụ thuộc nước trời, việc áp dụng đồng bộ các biện pháp thâm canh tăng năng suất gặp nhiều khó khăn (tập quán canh tác, đất dốc, giao thông đi lại khó khăn, xa nguồn nước,…) nhưng nhiều năm qua chỉ sử dụng chủ yếu các giống bông ưu thế lai, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cho năng suất của các giống bông lai, dẫn đến năng suất chưa cao và không ổn định. Hơn nữa, việc sản xuất giống bông ưu thế lai đòi hỏi nhiều công lao động, dẫn đến tăng chi phí sản xuất hạt giống và giá thành hạt giống cao. Đây chính là nguyên nhân lớn nhất làm cho sản xuất bông khó phát triển ổn định.

Từ những tồn tại nêu trên, Công ty Cổ phần Bông miền Bắc xúc tiến triển khai cùng với sự hợp tác của Trung tâm sản xuất và thực nghiệm giống cây trồng Nha Hố (thuộc Viện nghiên cứu Bông và PTNN Nha Hố) và chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu mật độ gieo trồng thích hợp cho một số giống bông thuần có triển vọng trong điều kiện sản xuất bông nhờ nước trời tại Tây Bắc” là Kỹ sư Nguyễn Ngọc Dương đã đưa ra trồng khảo nghiệm một số giống bông thuần triển vọng tại phía Bắc.

Qua thời gian nghiên cứu là 2 năm từ tháng 1 năm 2013 đến tháng 12 năm 2014, đề tài đã mang lại những kết quả như sau:
+ Tại vùng Sơn La hiện nay đang sử dụng 93-95% giống bông lai trong nước (chủ yếu là hai giống VN01-2 và VN15) và 5-7% giống bông thuần. Mật độ gieo trồng bông ở Sơn La (5,5-6,7 vạn cây/ha) đang được nông dân áp dụng nhiều bởi trồng bông ở mật độ này cho năng suất bông hạt và thu nhập đạt cao nhất (thu nhập đạt 19,44 -20,16 triệu đồng/ha năm 2011 và 17,04 - 18,48 triệu đồng/ha năm 2012)
+ Kết quả nghiên cứu các mức mật độ gieo trồng của hai giống bông thuần trên các độ dốc khác nhau cho thấy ở mật độ 5,7 vạn cây/ha cho thu nhập thuần cao nhất. Độ dốc 5 đến dưới 10o giống VN36.PKS (7,91 tr.d/ha) giống TM1KS đạt 6,12 tr.đ/ha, độ dốc 10o giống VN36.PKS (7,46 tr.đ/ha) giống TM1KS (7,77 tr.đ/ha), độ dốc (trên 10-15o) giốn VN36.PKS (7,52 tr.đ/ha) giống TM1KS (6,47 tr.đ/ha), độ dốc 20o giống VN36.PKS (7,96 tr.đ/ha) giống TM1KS (10,89 tr.đ/ha)
+ Kết quả nghiên cứu các mức mật độ giao trồng trên các nền phân bón khác nhau cho thu nhập thuần cao nhất ở mật độ 5,7 vạn cây/ha. Ở giống VN36.PKS nền phân bón 120N +60P205 +60K205+60K20/ha thu nhập thuần là 9,74 tr.đ/ha
+ Kết quả nghiên cứu hai giống bông VN36.PKS và giống TM1KS trên nền đất bạc màu cho hiệu quả kinh tế cao nhất ở mức mật độ 5,7 vạn cây/ha, trên nền phân bón (120N+60P205+60K20) nhưng thu nhập thuần thấp hơn trên nền đất trung bình. Giống VN36.PKS cho lãi ròng cao nhất là 4,27 tr.đ/ha lãi vượt đối chứng là 2,91 tr.đ/ha. Giống TM1KS cho thu nhập thuần và lãi vượt đối chứng lần lượt là 4,81 tr.đ/ha, 2,89 tr.đ/ha.

Hiệu quả kinh tế của mô hình được đề xuất từ kết quả nghiên cứu năm 2013 cho thấy thu nhập thuần của nó của mô hình 2 giống bông VN36.PKS và TM1KS cao hơn sản xuất đại trà. Thu nhập thuần mô hình (6,28 và 7,06 tr.đ/ha) lãi vượt đối chứng sản xuất đại trà (5,73 - 6,33 tr.đ/ha).

Có thể tìm đọc toàn văn nội dung đề tài với mã số 11029 tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.

Lượt xem: 1615

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)